NẾP XƯA - Trang 96

Vinh, nhân danh là gia-trưởng, vào thắp hương khấn vái báo với các cụ

sự từ-trần của ông đồ để về âm cõi.

Kèn trống lại nổi lên, và con cháu lại khóc-lóc kể-lể.

Quan-tài ông đồ đặt trước bàn thờ.

Vinh lễ gia tiên. Các con cháu ông đồ cũng lễ theo, và sau đó mọi

người lại xúm vào khiêng chuyển linh-cữu về chỗ cũ.

Theo sự tin tưởng của mọi người, kể từ lúc đó, ông đồ đã được gặp lại

và đoàn tụ cùng những người đã chết về trước. Cuộc sống tại âm cõi bắt đầu.

Sau lễ chuyển-cữu, con cháu và học-trò ông đồ vẫn chia nhau canh

chừng bên áo quan như hai đêm trước, và nếu có khách tới viếng muộn-
màng, lại vẫn kèn trống và tiếng khóc nổi lên, Vinh cũng lại phải ra đáp lễ.

Nhưng đêm nay khác đêm trước ở chỗ người nhà và họ-hàng lo sửa-

soạn việc cất đám ngày hôm sau.

Đám tang ông đồ là một đám tang trọng ; ông là người có danh-giá và

học-trò ông đông-đảo, ai cũng muốn làm ma thày cho thật linh-đình. Bởi
vậy, đưa đám ông đồ, người nhà phải dùng đòn kiệu đầu và đuôi rồng. Số
đô-tùy khiêng đòn gồm tất cả 36 người đặt dưới quyền điều-khiển của một
vị chấp-lịnh, nghĩa là một người gõ hai thanh tre đập vào nhau. Những đô-
tùy nghe theo tiếng lệnh tùy nặng nhẹ mà nâng cao cỗ đòn trên tay hay đặt
lên vai.

Việc khiêng đòn cũng khó-khăn, nên tối hôm trước phải có sự luyện-

tập, người ta gọi là tập đòn, để đô-tùy ăn ý với người chấp-lịnh, ngõ hầu
ngày hôm sau trong lúc đưa đám việc khiêng đòn được điều-hòa và ăn-nhịp.

Theo ý muốn của số đông học-trò ông đồ, việc tập đòn phải rất cẩn

trọng. Ban đô-tùy đã được Vinh trả tiền thưởng hậu để họ chịu khó luyện tập
với người chấp-lịnh.

Thường ra, ở thôn quê, việc khiêng đòn không phải thuê người. Dân

làng vào một hạng tuổi nào trong hàng phe, hàng giáp, hoặc hàng thôn, được
phe giáp hoặc thôn cử tới giúp việc đưa đám, họ chia nhau khiêng đòn,

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.