NẾU TÔI BIẾT ĐƯỢC KHI CÒN 20 - Trang 126

rằng các cuộc đàm phán có thể xảy ra bất cứ nơi đâu. Vài năm trước tôi đến
Bắc Kinh để tham dự một cuộc hội thảo. Đồng nghiệp của tôi, Ed Rubesch,
đã gặp gỡ một số sinh viên trường Đại học Thammasat ở Thái Lan, những
người đã lập kế hoạch cho một chuyến đi đến Vạn Lý Trường Thành lúc
bình minh. Ý tưởng có vẻ tuyệt vời, và tôi cũng bắt đầu chú ý tìm cách nào
đó để đi xem Vạn Lý Trường Thành lúc mặt trời mọc. Tôi từng nghĩ một
chuyến đi như thế rất dễ dàng sắp xếp, nhưng không may vì một số lý do nó
trở nên gần như bất khả thi. Tôi bắt đầu hỏi người trực khách sạn, sau đó tôi
hỏi một giáo sư địa phương, và sau đó là những tài xế taxi gần khách sạn tôi
ở. Không ai có thể giúp tôi. Vấn đề là tôi đã nêu ý tưởng này ra với các
đồng nghiệp khác, và có nhiều người cũng muốn tham gia chuyến đi.
Chúng tôi đã nhất trí hẹn gặp ở hành lang của khách sạn lúc 3 giờ sáng để
chuẩn bị, và chuyến đi có thực hiện được hay không là tùy ở tôi. Tôi không
muốn làm cho họ thất vọng, nhưng tôi chẳng biết phải làm thế nào vì tôi đã
sử dụng tất cả các giải pháp rõ ràng nhất.
Bên kia đường, đối diện với khách sạn của tôi là một trường dạy tiếng
Anh, và tôi nghĩ rằng ít nhất mình sẽ tìm được một ai đó có thể nói chuyện.
Nhân viên tiếp tân gợi ý tôi nói chuyện với một học sinh mười bảy tuổi ở
hành lang. Tôi giới thiệu bản thân và ngồi xuống nói chuyện với cậu ta.
Mục tiêu của tôi là thương lượng với cậu để cậu giúp tôi đạt được dự định
của mình. Sau một lúc, tôi biết được rằng cậu là một học sinh có thành tích
xuất sắc, một nhạc sĩ, một vận động viên, và đang trong thời gian nộp đơn
vào học đại học. Eureka! Tôi đã tìm ra cách để giúp cậu ta. Tôi bảo cậu
rằng nếu cậu giúp tôi đến được Vạn Lý Trường Thành lúc bình minh thì sau
đó tôi sẽ viết một lá thư giới thiệu cậu vào trường đại học. Xem ra đề nghị
đó thật sự tốt đối với anh bạn này. Sau một vài giờ cậu ta đã giải quyết được
vấn đề của tôi, và tôi thật sự rất hài lòng khi viết một lá thư tiến cử mô tả
những sáng kiến, óc sáng tạo và sự hào phóng của cậu. Chúng tôi đã cùng
nhau tạo ra một tình huống cả hai cùng thắng.
Stan Christensen, giảng viên để đàm phán tại Stanford, đã xây dựng
được sự nghiệp của mình xung quanh việc chắt lọc những điều có giá trị

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.