NẾU TÔI BIẾT ĐƯỢC KHI CÒN 20 - Trang 82

hơn là một thành công tầm tầm. Jim Plummer, hiệu trưởng của trường Kỹ
thuật Stanford, luôn mang theo triết lý này. Ông nói với các nghiên cứu sinh
rằng họ nên chọn một đề tài luận án có 20 phần trăm cơ hội thành công. Vài
nghiên cứu sinh thấy nản, bởi họ nghĩ rằng điều này có nghĩa là họ sẽ phải
làm năm dự án khác nhau trước khi hoàn tất. Trái ngược hoàn toàn. Các thử
nghiệm cần được thiết lập sao cho một thất bại thì cung cấp được thông tin,
còn một thành công thì có thể dẫn đến bước ngoặt lớn. Làm những thử
nghiệm nhỏ và tăng dần với các kết quả dự đoán được giá trị ít hơn hẳn so
với làm một thử nghiệm với rủi ro cao nhưng có tiềm năng dẫn đến một
phần thưởng lớn hơn nhiều.
Mặt trái của việc thoải mái với thất bại và bước ra khỏi một dự án không
có hiệu quả là nguy cơ từ bỏ quá sớm. Hãy nghe câu chuyện kinh điển của
công ty 3M với giấy ghi chú Post-it, khi họ bắt đầu với một chất keo mà
không dính và trở thành một doanh nghiệp trị giá hàng tỉ đôla. Năm 1968,
Spencer Silver phát minh ra chất kết dính nhẹ này và quảng bá nó trong nội
bộ 3M, nhưng ban đầu không ai quan tâm đến nó. Mãi cho đến năm 1974
một đồng nghiệp của ông, Art Fry, nhận ra rằng ông có thể sử dụng keo
không đạt chuẩn để giữ cho các giấy đánh dấu nằm yên tại chỗ trong sách
thánh ca của mình, và đã dành thời gian rảnh để thiết kế sản phẩm mà bây
giờ chúng ta biết đến với tên gọi Post-it. Mãi đến sáu năm sau đó 3M mới
tung sản phẩm này ra khắp nước Mỹ. Hiện nay họ bán được hơn sáu trăm
loại sản phẩm Post-it tại hơn một trăm quốc gia. Hãy tưởng tượng về cơ hội
bị đánh mất nếu các kỹ sư tại 3M không nhận ra tiềm năng trong sản phẩm
bị “lỗi” của họ. Cách suy nghĩ này đã được thể hiện trong một dự án tại lớp
học mà tôi đề cập ở phần trước của quyển sách, khi các đội biến những ý
tưởng dở thành những ý tưởng tuyệt vời.
Chúng ta thường sống trên bờ vực của sự thành công và thất bại, và
hiếm khi ta biết rõ rằng mình sẽ đáp xuống bên nào. Sự bấp bênh này càng
được khuếch đại trong các thương vụ có nguy cơ cao như nhà hàng, công
nghệ, và thậm chí cả thể thao, nơi mà ranh giới giữa thành công và thất bại
có thể mỏng như một chiếc dao lam. Hãy xem xét giải đua Tour de France.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.