thành một cái chén uống trà. Người ta đã giữ gìn nó và truyền lại cho các
thế hệ sau, một vài người biết đâu đã chẳng mang nó theo trong các chuyến
du lịch. Tôi không thể nào đập vỡ nó đơn giản chỉ vì cô bảo tôi làm như
vậy.
Trên vành chén, như lời nàng nói, có một vết son của mẹ nàng.
Hiển nhiên là mẹ nàng đã nói cho nàng hay là một khi son dính vào đó nó
sẽ chẳng bao giờ chùi sạch được, dù bà đã cố gắng chùi rửa nơi đó; và thực
tế, từ ngày Kikuji có chiếc chén trong tay, chàng đã cố gắng một cách
không có kết quả trong việc rửa sạch cái vệt đậm trên vành chén đó. Cái
chén màu nâu nhạt, khác xa với màu sáp môi; tuy nhiên, một lớp màu đỏ
nhạt pha trong đó không thể cho phép người ta nghĩ đó là màu sáp môi cũ
không phai. Có lẽ đó chính là màu đỏ của chính chiếc bình Shino; hoặc có
thể vì mặt trước của chiếc chén bị dùng nhiều quá, một vệt dơ do những chủ
trước bà Ota đã vô tình để lại. Tuy nhiên, có lẽ bà Ota đã dùng cái chén đó
nhiều hơn cả. Nó đã trở thành chén uống trà thường ngày của bà.
Phải chăng bà Ota là người đầu tiên nghĩ đến việc sử dụng chiếc chén
thường xuyên như vậy? Hay đó là do ý kiến của cha chàng? Kikuji tự hỏi.
Chàng cũng vẫn nghi ngờ là bà Ota với cha chàng đã dùng hai chiếc chén
Raku hình trụ, chiếc đỏ và chiếc đen, như cặp chén trà "chồng vợ".
Có phải chính cha chàng đã bảo bà Ota dùng chiếc bình Shino như một
cái bình cắm hoa và rồi - ông lại bảo bà cắm hoa hồng và hoa cẩm chướng
vào đó? Và ông đã bảo bà dùng chiếc chén Shino để làm chén uống trà
thường ngày? Trong thời kỳ đó ông có nghĩ là người đàn bà đó đẹp?
Bây giờ đây cả hai đã qua đời, chiếc bình và chiếc chén đã về tay Kikuji.
Và Fumiko cũng đã tới.
- Không phải tôi trẻ con. Thật tình tôi mong anh đập cái chén đó đi. Anh
thích cái bình tôi biếu anh, tôi nhớ đến cái chén Shino kia và tôi nghĩ nó