Sau đó chỉ còn lại hai người là tôi và bà ấy trong phòng. Tuy nhiên,
lần này bà ấy đã biết tỏng em gái tôi nói dối. Bà ấy cầm cây thước dài
màu nâu đất và bước đến. Cây thước cứng như thép ấy có lẽ đã quá
quen với việc bị người ta sử dụng sai mục đích so với chức năng vốn
dĩ của nó. Thế nhưng không sao hết, tôi biết cách đối phó rồi: Dù có bị
đánh nhẹ, vẫn phải khóc thật thảm thiết như bị phải bỏng vậy. Làm
thế, người bà nhát gan này sẽ nhẹ tay một chút. Vậy nên, so với cái
thước sờ sờ ngay trước mặt, tôi vẫn có cảm giác vụ án về cô gái xấu số
kia và gã đàn ông cao lớn bị bắt giữ sáng nay còn đáng sợ hơn nhiều.
Bà ấy đặt cây thước lên chiếu và nhìn chằm chằm vào nó. Con mắt
bên trái đã chuyển sang màu vàng đục. Thỉnh thoảng mi mắt lại giần
giật, cứ như triệu chứng thường gặp ở chứng bệnh loạn thần kinh chức
năng.
“Có lẽ mày không hề đánh nó nhưng mày đã khiến nó sợ hãi. Mày
hiểu không?”
Đương nhiên tôi không hiểu. Bởi tôi chưa từng đánh nó dù chỉ một
lần.
Thế nhưng bà ấy không thể lùi bước. Người đàn bà này yêu thương
con bé hơn cả bản thân mình. Chỉ cần là điều nó thích, bà ấy sẽ chẳng
ngần ngại mà đáp ứng. Không những thế, tình yêu ấy luôn ngập tràn
trong tim khiến bà ấy bị ám ảnh trước nỗi sợ hãi về những thương tổn
có thể xảy đến với cháu gái bé bỏng của mình. Nỗi khó chịu đó sẽ
ngày đêm giày vò cho đến khi bà ấy loại bỏ chúng hoàn toàn. Chính
tình yêu thương mù quáng kia là ngọn nguồn gây nên sự điên loạn và
hành động công kích người khác ở bà ấy.
Cả tôi và bà ấy đều biết rằng phía đối diện cánh cửa, em gái cùng
mẹ khác cha của tôi đang háo hức mong chờ tôi bị phạt đến nhường
nào. Tôi nhìn chằm chằm bà ấy. Vẻ mặt dửng dưng như thể: Dù có bị
phạt, tôi vẫn chịu đựng tốt. Hay có lẽ là vẻ mặt khiêu khích: Bà còn
chờ gì mà không ra tay đi? Mỗi lần tỏ ra phớt lờ đối phương như thế,