16
17
thượng đẳng thần dùng hình long mã.” (Kiến văn tiểu lục). Đại Nam thực
lục còn cho biết vào thời Minh Mạng, Văn miếu tỉnh Ninh Bình có tượng
Khổng Tử và bốn vị thánh của đạo Nho đều đội mũ Miện, mặc áo Cổn;
vua Minh Mạng và các quan đều cho rằng Cổn Miện là trang phục của
bậc vương giả, cách ăn mặc thể hiện trên tượng như vậy là thất lễ, nên hạ
lệnh đem chôn. Những dẫn chứng này khiến chúng tôi muốn lưu ý rằng,
không thể khinh suất dựa vào các pho tượng được tạc dựng vào triều đại
sau này để ức đoán trang phục của triều đại trước đây, như trường hợp
một số người nghiên cứu khi khảo trang phục của vua Lý Thái Tổ (974-
1028) đã dựa vào pho tượng chùa Kiến Sơ mang đậm thủ pháp dân gian
cuối thời Hậu Lê thế kỷ XVIII.
Các dữ liệu mô tả trang phục của vua quan Việt Nam thời phong
kiến hầu hết là tư liệu Hán văn, nếu không có kiến thức nhất định trong
lĩnh vực cổ trang, khi phiên dịch người dịch dễ để lại nhiều sai lạc. Không
thể phủ nhận, bản dịch của tiền nhân cũng có những sai sót khiến nhiều
người nghiên cứu về sau bị sai theo. Như bản dịch Toàn thư lưu hành
hiện nay dịch áo Xưởng Hạc là áo lông hạc, mũ Thất Lương Quan là mũ
bảy cầu, mũ trụ đính cánh phượng bằng vàng (kim phượng xí) là cánh
mũ thêu phượng vàng v.v. Bản dịch An Nam chí lược dịch phương tâm
khúc lĩnh là tim vuông tràng áo cong, mũ Đường Cân là khăn tàu v.v.
Trên thực tế, Xưởng Hạc, Lương Quan, phương tâm khúc lĩnh, phượng
xí, Đường Cân đều là tên riêng của các loại áo, mũ, phục sức. Vậy nên
khi khảo cứu, chúng tôi cố gắng truy nguyên về nguồn, tìm ra tư liệu gốc
làm cơ sở, diễn dịch những tư liệu đó một cách chuẩn xác, nhằm đưa ra
những kết quả nghiên cứu đáng tin cậy.
Do tư liệu khan hiếm, trong cuốn sách này, chúng tôi chỉ có thể
bước đầu khảo cứu trang phục cung đình Việt Nam từ triều Lý tới triều
Nguyễn (1009 - 1945), những thông tin liên quan đến trang phục cung
đình trước thời Lý sẽ được trình bày tại phần Tổng quan. Chúng tôi biết
việc nghiên cứu chưa thể dừng lại ở đây, những hạn chế về mặt chuyên
môn, về tư liệu luôn cần được bổ khuyết. Trong tương lai có thể có những
ý kiến mới, những phát hiện mới giúp củng cố hoặc bác bỏ kết luận nào
đó của chúng tôi, dù theo hướng nào chúng tôi vẫn trân trọng coi đó là
sự đóng góp tích cực cho nghiên cứu này.
dạng áo mũ hầu hết mang nặng tính tư biện, ức đoán. Mặt khác, tư liệu
Hán Nôm được trích dẫn phần lớn là từ các bản dịch tiếng Việt sẵn có,
trong khi chính những bản dịch này rất hạn chế về mặt số lượng, đồng
thời tồn tại nhiều chỗ dịch không chuẩn xác, nhất là trong các phần đề
cập tới trang phục.
Trong cuốn sách này, chúng tôi không đi sâu khảo cứu phương
thức chế tác vải vóc, thêu thùa mà chủ yếu làm rõ kiểu dáng, quy chế
của các loại áo mũ từng được sử dụng phổ biến trong cung đình và dân
gian Việt Nam từ thời Lý đến thời Nguyễn. Đối với văn hóa cung đình,
sự phân chia giai tầng xã hội được quy định nghiêm ngặt, chế độ áo mũ
do đó cũng có luật lệ riêng, như Phan Huy Chú khẳng định: “Đạo trị
nước không gì lớn bằng Lễ, Lễ là để làm rõ tôn ti […] Quy chế áo mũ, nghi
vệ là để phân biệt trên dưới.” (Loại chí – Lễ nghi chí) Lâu nay, trong đại
chúng và trong một bộ phận giới nghiên cứu tồn tại một cảm quan rằng
triều đình Việt Nam đậm chất dân gian, tôn ti lỏng lẻo, khác với triều
đình Trung Quốc. Dĩ nhiên, văn hóa cung đình Việt Nam không quá
mức phức tạp, nhiêu khê, và ở từng triều đại khác nhau, tính tôn ti, bảo
thủ cũng được thể hiện không đồng đều, song rõ ràng cung đình luôn là
nơi duy trì một lề lối văn hóa nghiêm cẩn, không đại khái, linh hoạt như
văn hóa dân gian. Nhìn nhận rõ sự khu biệt giai cấp này, những quy chế
phân biệt cao thấp, sang hèn trong trang phục thời phong kiến - quân
chủ cũng sẽ được soi tỏ.
Cũng ở đây, đối với tư liệu tranh tượng, chúng tôi tiến hành khảo
sát thận trọng dựa trên tính đồng đại của hiện vật, kết hợp hiện vật với
những mô tả trong thư tịch tương quan. Lấy ví dụ, sau những biến động
to lớn diễn ra vào cuối thời Trần - Hồ, đặc biệt là sau 20 năm thuộc Minh,
tuyệt đại đa số tượng thờ vua quan thời Lý - Trần đều đã bị phá hủy.
Các pho tượng có thể thấy hiện nay phần lớn được tạo dựng vào thế kỷ
XVIII, XIX, với mô típ đội mũ Phốc Đầu hoặc mũ Xung Thiên, mặc áo
cổ tròn đính Bổ Tử. Trong khi quy chế Bổ Tử lần đầu tiên được áp dụng
vào triều đình Đại Việt vào năm 1471, thời vua Lê Thánh Tông; hơn nữa
một trong những quy định tạc tượng thời Cảnh Hưng (1767) cũng được
Lê Quý Đôn ghi rõ: “Vị thần nào dự vào hạng tối linh thì vẫn để như cũ,
còn bầy tôi các triều đại trước được dự phong phúc thần, đều theo lệ mới
[…] Mũ các vị thần đội, đều dùng mũ Phốc Đầu […] cấm dùng hình dạng
mũ Xung Thiên chập cánh […] Bổ tử, trung đẳng thần dùng hình kỳ lân,