NGÀN NĂM ÁO MŨ - Trang 11

TỔNG QUAN

Để tiện khảo cứu và trình bày, chúng tôi

phân trang phục thời phong kiến - quân chủ
thành hai loại hình: cung đình và dân gian.
Trong đó, trang phục cung đình, ở giai đoạn
phong kiến - quân chủ, với tư cách là văn hiến
áo mũ của một quốc gia độc lập, đã trải qua
những vận động đặc thù, để mang một diện
mạo vừa có nét tương đồng, vừa có điểm dị
biệt so với trang phục của triều đình các nước
Trung Quốc, Triều Tiên

(1)

, Nhật Bản.

I. TỔNG QUAN TRANG PHỤC

CUNG ĐÌNH VIỆT NAM

Nghiên cứu văn hóa cung đình Việt Nam,

không thể không xét đến hai luồng tư tưởng
gây ảnh hưởng sâu đậm và mang tính quyết
định, đó là tư tưởng Đế vươngquan niệm
Hoa di
. Diện mạo văn hóa trang phục của
cung đình Việt Nam cũng không nằm ngoài
những ảnh hưởng này.

1. Những tư tưởng ảnh hưởng đến văn

hóa trang phục cung đình Việt Nam

1.1. Tư tưởng Đế vương
Bắt nguồn từ ý thức độc lập, tự chủ,

chống chọi đến cùng trước những chính sách

cai trị bạo tàn, người Việt vùng đồng bằng sông Hồng có thể coi là một
trong những cộng đồng “làm loạn” nhiều nhất trong thời còn nội thuộc

1. Chúng tôi dùng tên này để chỉ nước Triều Tiên thời kỳ phong kiến thống nhất từ năm 1910 trở về trước, khi
chưa bị Nhật Bản chiếm đóng và chưa bị chia tách thành CHDCND Triều Tiên và Hàn Quốc như hiện nay.

Đầu hồ: 1. Đầu hồ trong cung

đình triều Nguyễn Việt Nam; 2.

Minh Tuyên Tông hành lạc đồ

- Trung Quốc; 3. Lâm hạ Đầu

hồ - Triều Tiên. 4. Ngày xuân

chơi Đầu hồ tại chùa Sensoji

Nhật Bản.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.