NGÀN NĂM ÁO MŨ - Trang 13

22

23

dùng tiếng Hán đọc chiếu. Tờ chiếu có đoạn kể tội “Tự cho thánh triết
hơn Tam hoàng, đức cao hơn Ngũ đế; coi Văn vương, Võ vương không
đủ làm phép tắc, khinh Chu công, Khổng tử không đủ làm bậc thầy; hủy
báng Mạnh Tử là đạo nho

(tay nhà nho ăn trộm - TQĐ chú)

, Trình – Chu thạo

cóp nhặt. Dối thánh dối trời, không ngôi không thứ. Tiếm quốc hiệu gọi là
Đại Ngu, trộm kỷ nguyên gọi là Thiệu Thánh. Xưng là Lưỡng cung hoàng
đế, dám dùng nghi lễ triều đình. Chẳng phải chỉ ngang tàng ở cõi xa, mà
kỳ thực muốn chống chọi ngang hàng cùng Trung Quốc
.”

(1)

Về mặt lễ nghi trang phục, bởi vậy, cũng không thể thua kém. Do

có sự nhận đồng về điển chương, văn hiến của Trung Quốc, trong suốt
một thời gian dài, cũng giống như Triều Tiên, triều đình Việt Nam đã coi
thể chế, văn hiến Trung Hoa là nguồn tham khảo chính thống. Chế độ
trang phục cung đình Việt Nam đã mô phỏng chế độ của Trung Quốc
để có được sự uy nghiêm, chuẩn mực tương tự. Tuy nhiên, theo quy luật
sáng tạo văn hóa, lại trên tinh thần tự chủ, chủ động xây dựng đất nước
theo mô hình Trung Hoa, triều đình Việt Nam trong hơn một ngàn năm
phong kiến - quân chủ dù nhiều lần mô phỏng chế độ áo mũ, lễ nhạc,
khoa cử của các triều đại Trung Quốc, vẫn luôn tạo nên những nét biến
dị độc đáo, làm tôn thêm vẻ uy nghi, sang trọng của vua quan nước Việt.

1.2. Quan niệm Hoa di
Ngoài tư tưởng Đế vương, triều đình Việt Nam còn chịu ảnh hưởng

từ một quan niệm, vốn tràn ngập trong các kinh điển của Trung Quốc, đó
là quan niệm Hoa di. Trước thế kỷ XIX, khi chưa trở thành danh từ riêng
đặc chỉ một chủng tộc hay một quốc gia cụ thể, các khái niệm “Hoa”,
“Hạ”, “Trung quốc”, “Trung Hạ”, “Trung châu” v.v. xuất hiện trong kinh
điển thời Xuân Thu (770-476 tr.CN) được dùng để chỉ vùng đất, cũng có
khi chỉ những người văn minh ở trung tâm, có lễ giáo, khu biệt với các
sắc dân man, di, nhung, địch ở bốn phía xung quanh
. Chiến quốc sách
giải thích: “Trung quốc là nơi bậc trí tuệ thông minh cư trú, nơi vạn vật
tài nguyên hội tụ, nơi thánh hiền triển khai giáo hóa, nơi nhân nghĩa
được ban bố thi hành, nơi thi thư, lễ nhạc được sử dụng, nơi tài nghệ kỳ

1. (Triều) Triều Tiên vương triều thực lục – Thái Tông thực lục. Mục ngày 1 tháng 5 năm Thái Tông tứ 7.
Nguyên văn: 甲寅朔,內史鄭昇、行人馮謹,齎平安南詔來,結山棚,陳百戲,上率百官具朝服,迎于盤
松亭。前導至景福宮,使臣宣詔,命鄭矩以鄕音,曺正以漢音讀之。詔曰[…]自以爲聖優於三皇,德高
於五帝;以文、武爲不足法,下周、孔爲不足師;毁孟子爲盜儒,謗程、朱爲剽竊。欺聖欺天,無倫無
理。僭國號曰大虞,竊紀年曰紹聖。稱爲兩宮皇帝,冒用朝廷禮儀。非惟恣橫於偏方,實欲抗衡於中

Toàn thư chép niên hiệu thời Hồ Hán Thương là Thiệu Thành.

không hơn được”

(1)

, hay sử thần Vũ Quỳnh khen vua Lê Thánh Tông:

Quy mô xếp đặt, công nghiệp trung hưng, có thể sánh vai với Hạ Thiếu
Khang, nối gót được Chu Tuyên Vương, mà khinh hẳn Hán Quang Vũ,
Đường Hiến Tông là hạng dưới vậy

(2)

; khi là sự so sánh về đức độ như

vua Trần Dụ Tông khen vua Trần Thái Tông: “Sáng nghiệp Việt - Đường,
hai Thái Tông/ Kia xưng Trinh Quán, ta Nguyên Phong/ Kiến Thành bị
giết An Sinh sống/ Miếu hiệu như nhau, đức chẳng đồng”

(3)

; cũng có khi

chỉ đơn giản là sự so sánh về dáng vẻ của đôi tai, con mắt như trường
hợp Thượng thư Nguyễn Công Bật ca ngợi vua Lý Nhân Tông: “Mắt trong
mà đen trắng rõ ràng, khác con mắt hai ngươi Thuấn đế; tai đẹp mà vành
tai dài rộng, chê cái tai ba lỗ Hạ vương”

(4)

v.v. Việc so bì tài năng đức độ

với vua chúa Trung Hoa trên thực tế đã không còn là việc “lưu hành nội
bộ” trong triều đình Đại Việt. Triều Tiên vương triều thực lục cho biết,
vào ngày mồng 1 tháng 5 năm Triều Tiên Thái Tông thứ 7 (năm 1407),
quan Nội sứ nhà Minh là Trịnh Thăng, hành nhân Phùng Cẩn, mang tờ
chiếu bình định An Nam đến Triều Tiên. Tại cung Kyeongbok, sứ thần
tuyên chiếu, sai Jeong Gu (鄭矩) dùng tiếng địa phương, Jo Jeong (曹正)

1. (Việt) Toàn thư. Nguyên văn:文質彬彬, 誠賢人君子之體; 威儀抑抑, 有聖神文武之資, 雖漢高唐太未
之能過

Những lời khen này vốn được viết bởi tay văn thần do Trần Thủ Độ sắp đặt.

2. (Việt) Toàn thư. Nguyên văn: 其規模之略,中興之功,可比肩夏少康,蹈迹周宣王,薄漢光、唐憲
於下風矣
3. (Việt) Toàn thư. Nguyên văn: 唐越開基两太宗, 彼稱貞觀我元豊, 建成誅死安生在, 廟號雖同德不同
4. (Việt) Thơ văn Lý Trần. Tập 1. Tr.392. Nguyên văn: 眸澄而青白分明, 異重瞳於舜帝;耳壽而輪郭修廣,
嗤三漏於夏王

Chuông. Chuông Trung Quốc thời Đường (618-907. Bảo tàng Giang Tây);

Chuông Việt Nam thời Lý (1009-1225. BTLSVN); Chuông Hàn Quốc thời

Cao Ly (918-1392. Chùa Đại Phúc Daeboksa). Chuông Nhật Bản thời Bình

An (794-1192. Chùa Quán Thế Âm Kanzeonji).

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.