NGÀN NĂM ÁO MŨ - Trang 14

24

25

những người đã học theo kinh điển của Trung Quốc thì không thể bị coi
là man di, và bản thân những quốc gia có lễ giáo tương tự các triều Hán
Đường cũng đều có thể được coi là Hoa Hạ, là Trung quốc. Hay có thể
hiểu một cách đơn giản hơn như học giả người Mỹ, Alexander Barton
Woodside về chính khái niệm “Trung quốc” được sử dụng tại Việt Nam
vào thời Nguyễn: “Năm 1805, vua Gia Long coi Việt Nam là “vương quốc
trung tâm” hay Trung quốc. Thuật ngữ tiếng Hán thông thường được
dùng để chỉ Trung Hoa, nhưng trong tay người Việt, nó lại trở thành
một khái niệm trừu tượng không có sự tham khảo địa lý nào. Nó biến
đổi thành một cụm từ có khả năng được dùng để chỉ bất kỳ vương quốc
nào được lập nên trên cơ sở những nguyên tắc kinh điển Trung Hoa, khi
nhận thấy xung quanh mình bị bao bọc bởi những kẻ man di không
được giáo hóa.”

(1)

Lý giải quan niệm của vua tôi người Việt tự nhận đất Việt là quốc

gia văn minh ở trung tâm mới có thể lý giải được việc vua tôi Việt Nam
không ít lần sử dụng khái niệm Trung quốc, Trung Hạ, Khu Hạ, Hoa Hạ
để chỉ nước mình. Tỉ như:

- Toàn thư viết: “Trước đây, Lý Giác trốn sang Chiêm Thành, nói

tình hình hư thực của Trung quốc (1104)”; “Đối với những người hào kiệt
Trung quốc, chúng (chỉ nhà Minh) phần nhiều vờ trao cho quan tước rồi
đem về an trí ở phương Bắc (1417)”
; Tháng 8, năm 1426, vua Lê Thái Tổ
ban dụ cho cả nước viết: “Giặc còn ở Trung quốc, dân chúng còn chưa
yên.”

(2)

v.v.

- Thiền Tông khóa hư ngữ lục của Trần Thái Tông khi bàn về sự quý

báu của thân người có đoạn viết: “Người nay chẳng biết, lại quý vật mà
rẻ thân, chẳng hay thân mình có ba điều khó gặp […] Một là, trong lục
đạo chỉ có người là quý […] có kẻ bị đọa xuống đạo Địa ngục, A tu la, Ngạ
quỷ, Súc sinh, không được làm người […] Hai là, đã được sinh ra làm
người nhưng lại có kẻ sinh ra ở nơi man di, tắm thì chung sông, nằm thì
rọ chân, sang hèn ở lẫn, trai gái
sống chung, chẳng đượm gió nhân, chẳng
nhuần giáo hóa […] Ba là, đã được sinh ra ở Trung quốc, nhưng sáu căn
không đủ, bốn thể chẳng toàn, mù điếc ngọng câm […] tuy ở trong Hoa

1. Vietnam and the Chinese model. Tr.18-19.
2. (Việt) Toàn thư. Tập IV. Tr.135. Tờ 14b. Nguyên văn: 初覺亡占城,言中國虛實; Tr.289. Tờ 1b. Nguyên
văn: 凡中國豪傑之士陽假以官,安揷于北; Tr.307. Tờ 37b. Nguyên văn: 賊在中國,民猶未定bản dịch
Việt văn hiện nay chỉ dịch là nước ta, trong nước.

tuyệt được triển thi, nơi phương xa đến quan
ngưỡng, nơi man di phỏng noi theo.

(1)

Từ quan niệm “trung tâm văn minh”, Á

thánh của đạo Nho, Mạnh Tử chủ trương
“dùng Hạ biến di”, đem văn minh tiên tiến
của trung nguyên truyền bá ra xung quanh
như một công cuộc khai hóa. Tuy nhiên, sau
khi tiếp nhận một phần văn hóa Hán, hấp
thu tư tưởng Xuân Thu, vua tôi các nước
Việt, Triều, Nhật đều tự nhận là Trung quốc,
Trung Hạ, tức chủ thể của một nền văn minh
có đầy đủ lễ giáo, văn hiến không thua kém
các triều đại Hán Đường
. Asami Keisai (淺見
炯齋

), học giả Nhật Bản thời trung đại từng

bàn luận về khái niệm Trung quốc cho biết:
“Nước tôi

(chỉ Nhật Bản)

biết đạo Xuân Thu thì

nước tôi là chủ thể. Nếu coi nước tôi là chủ
thể thì thiên hạ đại nhất thống là đứng ở góc
độ nước tôi nhìn sang các nước khác, đó cũng
chính là tôn chỉ của Khổng Tử. Không nắm
được điều này mà đọc sách Đường thì thành

ra những kẻ sùng bái đọc sách Đường

(phiếm chỉ sách vở Trung Quốc)

, đứng từ

góc độ nhà Đường trông sang để soi chiếu Nhật Bản thì luôn xiểm nịnh
nhà Đường và riêng dùng khái niệm di rợ để lý giải Nhật Bản, hoàn toàn
đi ngược lại tôn chỉ Xuân Thu của Khổng Tử. Khổng Tử mà sinh ra ở
Nhật Bản thì sẽ từ Nhật Bản lập ra tôn chỉ Xuân Thu. Hiểu như vậy mới
là người giỏi học sách Xuân Thu. Nay đọc Xuân Thu mà gọi Nhật Bản là
di rợ thì không phải do sách Xuân Thu hại đến đạo Nho, mà do kẻ không
giỏi đọc Xuân Thu hại sách Xuân Thu vậy.”

(2)

Như vậy, Keisai quan niệm

1. (Trung) Chiến quốc sách - Triệu sách. Nguyên văn: 中國者,聰明叡智之所居也,萬物財用之所聚
也,賢聖之所教也,仁義之所施也,詩書禮樂之所用也,異敏技藝之所試也,遠方之所觀赴也,蠻
夷之所義行也
2. (Nhật) Trung Quốc biện. Dẫn theo Đài Loan Đông Á văn minh nghiên cứu học khan. Q.3. Kỳ 2. Tr.96.
Nguyên văn:吾國知春秋之道,則吾國即主也。若以吾國為主,成天下大一統,由吾國見他國,則是
孔子之旨也。不知此而讀唐書,成崇拜讀唐書者,此特由唐來眺望以映照日本,總是諂媚彼方,唯
以夷狄理解之,全違背孔子春秋之旨也。孔子若亦生日本,從日本以立春秋之旨也,是則所謂善學
春秋者也。今讀春秋而曰日本為夷狄,非春秋害儒者,係不能善讀春秋者害春秋也

Mạnh Tử (Thánh miếu tự

điển đồ khảo).

(Việt) Đại Nam Quốc âm tự

vị dịch cụm từ “Dụng Hạ

biến Di” là: “Dùng phép

Kẻ Chợ mà đổi thói mọi

(Tr.230), đồng thời giải

thích từ Hoa di nghĩa là “Kẻ

Chợ, mọi nói chung”. (Việt)

Mạnh Tử Quốc văn giải

thích giải thích: “Hạ là nơi

văn minh, có lễ nghĩa giáo

hóa.” (Quyển hạ. Tr. 306).

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.