28
29
bợ, kéo dài chốc lát, làm như vậy đối với tổ tiên thế nào, đối với thiên
hạ thế nào, đối với hậu thế thế nào?”
(1)
Còn Matsumiya Kanzan (松宮
観山
), binh pháp gia Nhật Bản thì nói: “Trộm nghĩ, nước ta từ xưa văn
hiến đã đủ đầy, tự xưng là Trung châu, gọi nước kia
(chỉ Trung Quốc - TQĐ
chú)
là Tây phiên
(phên giậu phía Tây - TQĐ chú)
. Sự phân biệt trong ngoài,
thể chế rất là nghiêm ngặt.”
(2)
Đến thời Nguyễn, Đại Nam thực lục cũng
như không ít sách vở triều Nguyễn gọi
người Việt là “Hán nhân”, “Hán dân”
(3)
,
gọi người Trung Quốc là “Thanh nhân”,
mà “Thanh” như vua Minh Mạng từng
nói, “Tổ tiên là người Mãn […] Mãn là
di rợ.”
(4)
Thậm chí, những người phương
Tây như người Pháp, người Anh cũng
đều từng bị vua quan nhà Nguyễn gọi
thẳng thừng là Dương di.
Quan niệm Hoa di, đúc kết lại có thể
thấy rõ nhất qua sự việc Lang trung Lý
Văn Phức sang Thanh, thấy người Thanh
viết bốn chữ lớn “Việt di hội quán” lên
vách tường, ông đã rất tức giận, trách
mắng quan Quán bạn, nét mặt và giọng
nói đều rất dữ, không chịu vào quán, sau
đó lệnh hành nhân xé nát chữ “di” đi rồi mới vào, đoạn viết Biện di luận
để trần bày. Đại lược nói: “Việt Nam vốn hậu duệ của Thánh đế Thần
Nông, là Hoa, chẳng phải di vậy, đạo học noi theo Khổng Mạnh Trình
Chu, pháp độ tuân theo Chu Hán Đường Tống, không vấn tết tóc, để vạt
trái như người di. Đến như vua Thuấn sinh ra ở Chư Phùng, Văn Vương
sinh ra ở Kỳ Châu, người đời còn chẳng dám coi vua Thuấn, Văn Vương
là di, huống hồ dám coi ta là di ư?’
(5)
1. (Hàn) Triều Tiên Nhân Tổ thực lục - Q.32 - Mục Tháng 2 năm Bính Tý. Tr.8. Nguyên văn: 我國素以禮
義聞天下,稱之以小中華,而列聖相承,事大一心,恪且勤矣。今乃服事胡虜,偷安僅存,縱延晷
刻,其於祖宗何,其於天下何,其於後世何
?
2. (Nhật) Tùng Cung Quan Sơn tập. Dẫn theo Tòng chu biên khán Trung Quốc. Tr.137. Nguyên văn: 竊為本
邦之古,文獻大備,自稱中州,指彼西藩。内外之分,體制尤嚴矣
.
3. Nội dung chi tiết của cách gọi này, bạn đọc có thể tham khảo cuốn Vùng đất Nam Bộ dưới triều Minh Mạng
của Gs.Ts Choi Byung Wook. Tr.216-219.
4. (Việt) Đại Nam thực lục. Tập 2. Tr.270. Nguyên văn: 大清,其先滿人[…]夫滿,夷也
5. (Việt) Quốc sử di biên – Tập hạ. Mục ngày 10 tháng 2 năm Thiệu Trị thứ 1 (1841). Nguyên văn: 越南
- Văn khắc trên vách đá vùng Tây Bắc Thân chinh Phục Lễ châu Đèo
Cát Hãn do vua Lê Thái Tổ ngự chế cũng có đoạn với đại ý tương tự: “Bọn
di địch là mối họa ở vùng biên cương, từ xưa đã có. Bọn Hung Nô thời
Hán, bọn Đột Quyết thời Đường, bọn man mọi Mường Lễ ở phía Tây nước
Việt ta cũng vậy. Vừa rồi chính trị Trần Hồ suy vi, bọn phiên thần ngang
nhiên cát cứ, Cát Hãn giữ nguyên thói cũ, ỷ địa thế hiểm trở không chịu
hối cải. Nay ta đem quân tiến đánh, hai quân thủy bộ cùng tiến, cất một
trận là dẹp yên. Nhân viết một bài thơ Đường luật, khắc lên trên đá, để
răn những tên tù trưởng man di chống lại vương hóa đời sau.”
(1)
- Tờ chiếu đi đánh Ai Lao của vua Lê Thánh Tông tháng 7 năm 1479
cũng viết: “Bậc đế vương đời xưa chế ngự di địch, phục tùng thì cưu mang
bằng đức, phản lại thì sấm sét ra oai […] Trẫm nay nối công tổ tông, giữ
cơ nghiệp lớn, ở đất Trung Hạ, vỗ yên ngoại di […] Huống chi, đám dân
chốn man rợ này, từ lâu nhiễm mùi hôi tanh của loài chó Lão Qua, muốn
khôi phục cương thường cho tục mọi […]”
(2)
. Trong tờ chiếu đánh Bồn
Man, ông còn viết: “Nước nhà ta tóm thâu bờ cõi, thống ngự Hoa di”
(3)
.
Quan niệm Hoa di được đẩy lên cao độ tại Việt Nam, Triều Tiên và
Nhật Bản sau khi triều đình phong kiến Trung Hoa do người Hán trị vì bị
thay thế bởi người Hồ phương Bắc, đặc biệt sau khi người Mãn làm chủ
Trung Quốc, lập nên nhà Thanh. Lúc này, ba nước đều tự nhận là quốc
gia trung tâm, chủ thể lưu giữ nền văn minh cổ phác và miệt thị gốc gác
du mục vốn không có lễ giáo của tộc người Mãn Mông. Đó cũng chính
là tư tưởng ẩn chứa trong câu phản vấn của Hưng Đạo Vương trong Dụ
chư tỳ tướng hịch văn, sau khi ông kể cho tướng lĩnh những câu chuyện
đầy nghĩa khí thời Xuân Thu: “Các ngươi là tướng của Trung quốc, phụng
sự tù trưởng di rợ mà không thấy căm phẫn?”
(4)
Về phía Triều Tiên, Tư
gián Jo Kyeong (趙絅) bày tỏ: “Nước ta xưa nay nổi danh thiên hạ bởi có
lễ nghĩa, được gọi với tên Tiểu Trung Hoa, kế thừa liệt thánh, thờ nước
lớn một lòng, cung kính cẩn thận, nay phụng sự giặc Hồ, trộm yên tạm
1. Nguyên văn: 夷狄之為邊患,自古有之。漢之匈奴、唐之突厥、我西越之忙禮諸蠻是也。頃由陳
胡衰政,藩臣跋扈吉罕狃於舊習,負固弗悛。予今率師往征,水陸並進,一舉就平,因冩一律刻之
于石,以戒後世蠻酋之梗化者
2. (Việt) Toàn thư. Tập IV. Tr.425, tờ 20a, 21a. Nguyên văn: 古先帝王制禦夷狄,服則依之以德,叛則
震之以威[…]朕丕繩祖武,光御洪圖,莅中夏撫外夷[…]矧此蠻方之生聚久汚撾狗之腥膻,欲還夷
俗之綱常
3. (Việt) Toàn thư. Tập IV. Tr.424. Tờ 17b. Nguyên văn: 我國家混一區宇,統御華夷
4. (Việt) Toàn thư. Tập IV. Tr.206. Tờ 13a. Nguyên văn: 爾等為中國之將侍立夷酋而無忿心
Dụ chư tỳ tướng hịch văn (Toàn thư.
Tập IV. Tr.206. Tờ 13a) “Vi Trung
quốc chi tướng, thị lập Di tù nhi vô
phẫn tâm?”