NGÀN NĂM ÁO MŨ - Trang 17

30

31

làm chủ Trung Quốc, gióc
tóc, mặc áo ngắn, noi theo
thói cũ Mãn Châu. Áo mũ
lễ tục Tống Minh vì vậy mất
sạch.”

(1)

Bùi Văn Dị nhận

định: “Triều Thanh hưởng
thái bình lâu ngày [...]
riêng chế độ áo mũ không
đổi. Tục Mãn suy cho cùng
thiếu trang nhã [...] Từ khi
triều Thanh làm chủ Trung
Quốc, bốn phương phải
cạo tóc, đổi y phục. Hai
trăm năm trở lại đây, tai
mắt người ta đã quen cả
[...] không còn nhận ra kiểu
dáng Hoa Hạ ngày xưa nữa. Sứ nước ta tới Yên Kinh, đội mặc phẩm phục,
có kẻ nhận ra trộm ngưỡng mộ Hoa phong. Nhưng bọn không có trí tuệ,
phần nhiều túm tụm cười đùa, thấy mũ Phốc Đầu, Võng cân, đai áo bèn
chỉ trỏ cho là kiểu cách tuồng chèo. Tục rợ Hồ thay đổi con người ta đến
mức phải ta thán như vậy đấy

(2)

. Tác giả Nam sử tư ký đầu thời Nguyễn

cũng chép: “Thanh Thế tổ lên ngôi, đặt niên hiệu Thuận Trị, thống nhất
thiên hạ, thay đổi y phục Trung Quốc […] Nước Nam ta y phục vẫn như
xưa. Sau này sứ nước ta đến Yên Kinh, phụ lão Trung Quốc thấy y phục
của sứ ta đều rơi nước mắt.”

(3)

Năm 1830, chính vua Minh Mạng nói rõ:

“Trẫm xem sách Hội điển của nước Thanh […] áo mũ triều phục đều theo
thói tục man di, không phải chế độ phục sức của cổ nhân, như thế lại
càng sai trái, không thể làm khuôn phép.”

(4)

Đối với trang phục dân gian, trong mắt sĩ phu người Việt, trang

1. (Việt) Cương mục. Nguyên văn: 自清入帝中國薙髮短衣,一守滿洲故習。宋明衣冠禮俗為之蕩然
2. (Việt) Du hiên tùng bút. Nguyên văn:清朝承平日久[…]唯衣服之製度不改,滿俗終乏雅觀[…]自清
朝入帝中國,四方薙髮變服,二百年來,人已慣耳目[…]不曾又識初來華夏樣矣。我國使部來京,
穿戴品服,識者亦有竊羨華風,然其不智者,多群然笑異,見襆頭網巾衣帶,便皆指為倡優樣格,
胡俗之移人,一至浩歎如此
3. (Việt) Nam sử tư ký - Lê Trung Hưng - Chân Tông Thuận hoàng đế. Nguyên văn: 世祖即位,紀元順治,
天下一統,改易中國衣服[…]我南國衣服依舊。後我使至燕京,父老見其衣服皆流涕
4. (Việt) Đại Nam thực lục - Q.70. Nguyên văn: 衣冠遵循蠻夷之風,與古人相異,切勿貿然模仿

Xuất phát từ tư tưởng Hoa

di, quy chế trang phục trong
cung đình Việt Nam phần lớn
được tham khảo từ điển chương,
chế độ của triều đình Trung
Quốc, một trong những thước
đo văn minh đặt trong bối cảnh
xã hội đương thời. Kể từ năm
939, Ngô Quyền sau khi xưng
vương đã lần đầu tiên cho mô
phỏng quy chế áo mũ của nhà

Đường thể hiện qua việc lấy màu sắc trang phục làm tiêu chí phân biệt
phẩm trật của bá quan. Tiếp đến, thời Tiền Lê tới thời Lý đều lần lượt mô
phỏng quy chế áo mão của nhà Tống, đánh dấu bởi các sự kiện áp dụng
chế độ Triều phục năm 1006 và chế độ Công phục năm 1059. Riêng với
triều đình nhà Hồ, từ sau cải cách thời Trần Thuận Tông năm 1396 mà
thực chất do Hồ Quý Ly thao túng, triều phục của văn võ bá quan lại quay
về mô phỏng theo chế độ trang phục của nhà Hán. Các triều Lê, Nguyễn
về sau chịu ảnh hưởng mạnh mẽ từ trang phục của nhà Minh, bắt nguồn
từ cải cách trang phục thời vua Lê Thái Tông năm 1437, được đẩy mạnh
vào khoảng những năm 1471 thời vua Lê Thánh Tông, và hoàn bị vào
năm 1500 thời vua Lê Hiến Tông. Đối với với trang phục của các triều
đại Nguyên, Thanh, vua quan nước Việt thường tỏ ra bài bác, khinh thị.
Như với trang phục của nhà Nguyên, vua Trần Minh Tông từng nói rõ:
“Ngôn ngữ

(chỉ ngôn ngữ Hán quan phương)

không khác nhau nhiều, nhưng áo

mũ không thể giống nhau được.”

(1)

Nguyễn Trãi nhận xét và khuyến cáo:

“Người Ngô

(chỉ người Minh)

lâu ngày nhiễm thói tục của người Nguyên, tóc

xõa, răng trắng, áo ngắn mà tay áo dài, mũ xiêm lòe loẹt, lớp lớp như lá
vậy […] không nên noi theo để làm loạn quốc tục.”

(2)

Còn trang phục của

triều đình Mãn Thanh, năm 1696, sử thần nhà Lê cho biết “người Thanh

原聖帝神農氏之後,華也,非夷也。道學則師孔孟程朱,法度則遵周漢唐宋,未始編髮左衽為夷行
者。且舜生於諸馮,文王生於歧周,世人不敢以夷視舜、文也。況敢以夷視我乎?

Lý Văn Phức làm

chánh sứ đi sứ sang Yên Kinh năm 1841, toàn bộ bài Biện Di luận được chép trong Chu nguyên tạp vịnh thảo
mang ký hiệu VHv.1146 Thư viện Hán Nôm, chúng tôi cung cấp tại phần phụ lục sau chương này.
1. (Việt) Thơ văn Lý Trần. Tập 2. Tr.740. Nguyên văn: 言語無多別,衣冠不可同
2. (Việt) Ức Trai di tập - Q.6 - Dư địa chí. Nguyên văn:吳人久淪元俗,被髮白齒,短衣長袖,冠裳燦
爛,如葉之重者[…]皆不當因襲以亂風也

Áo Cổn 12 chương, mũ Miện 12 lưu, ngọc khuê.

Vua Khải Định nhà Nguyễn; Vua Long Hi Đại Hàn

đế quốc.

Mao tiết, một trong những nghi trượng của vua quan

phong kiến. 1. Mao tiết của nhà Minh (Tam tài đồ hội); 2.

Mao tiết của Triều Tiên (Triều Tiên ngũ lễ đồ); 3. Mao tiết

của quan nhà Nguyễn Việt Nam (Kỹ thuật người An Nam

“Cầm cờ tuyết mao”); 4. Mao tiết trong cung đình triều

Nguyễn (Báu vật triều Nguyễn).

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.