254
255
D. Cạo tóc là một trong những cách
đánh dấu nhằm phân biệt binh lính với
dân thường. Ghi nhận của An Nam kỷ du
(Thanh, 1688) cho biết: “Con trai đến tuổi
trưởng thành, phù hợp với ngạch quy định
phải biên vào quân ngũ thì quan cho cạo
mấy tấc tóc trên trán để phân biệt với dân”
(1)
.
Ghi chép trên hoàn toàn khớp với hình vẽ
lính Giao Chỉ trong Boxer Codex với niên đại
1590 (Philipines).
Với những chứng cứ hiện có, chỉ có
nhóm quan điểm thứ tư cho rằng việc cạo
một phần tóc được thực hiện trong quân
đội, nhằm phân biệt quân lính với dân
thường, không tồn tại mâu thuẫn. Trong các quan điểm còn lại, chúng
tôi nghiêng về quan điểm cho rằng, một bộ phận người Việt cạo tóc khi
có tang, do đó thời kỳ có tang được gọi là thời tang tóc.
Ngoài ra cần lưu ý thêm rằng, trong khi triều thần nhà Lê là Lê
Quýnh thà chết không chịu cạo tóc thì Quốc Uy công Nguyễn Phúc
Thuần ở Đàng Trong lại cạo tóc tương tự kiểu kayasaki của người
Nhật. Triều thần Lê Quýnh sau khi bị Phúc Khang An dụ cạo tóc đã
1. (Trung) An Nam kỷ du. Nguyên văn: 男成丁,符於定額宜編伍者則官剃其額上髮寸許以別於民焉
quan niệm sai lầm. Bởi tư liệu cho thấy
tục cạo tóc đã xuất hiện tại Việt Nam
trước khi nhà Thanh thành lập. Bên
cạnh đó, các sách như Lịch đại danh
thần sự trạng, Nhân vật chí, Công dư
tiệp ký, Danh thần danh nho truyện
ký đều chép: Khi người Thanh vào làm
chủ Trung Hoa, sai sứ mang chiếu thư
đến nước ta, lệnh cho quốc dân đều
phải cạo tóc, bề trên lấy làm lo, lệnh
cho ông Nguyễn Đăng Cảo đến cửa
quan nghênh đón, ông bèn làm bài
Giải chư hầu hoặc văn để nói rõ ý tứ,
người Thanh mới thôi
(1)
.
Tuy nhiên, sau khi người Thanh
giao thương với người Việt, quả nhiên đã có không ít người Việt cạo tóc
bắt chước người Thanh, khiến triều đình nhà Lê phải nhiều lần ra lệnh:
“Thương nhân phương Bắc qua lại nước ta, quốc dân có nhiều kẻ bắt
chước họ, bèn nghiêm sức cho người phương Bắc nhập tịch vào nước ta,
từ ngôn ngữ đến y phục, nhất nhất phải noi theo quốc tục”
(2)
; “Năm 1696,
Phủ Liêu lại vâng mệnh truyền rằng: phàm các xã dân ở giáp địa giới
ngoại quốc, từ ngôn ngữ đến ăn mặc và cư xử đều nên tuân theo dáng
vẻ lề lối và phong tục nước ta, nếu cạo trọc đầu thì cũng nên bớt lại một
mảng tóc, chứ không được càn bậy bắt chước tiếng nói và quần áo của
người ngoại quốc. Kẻ nào vi phạm thì cũng cho phép quan trấn phủ điều
tra trừng trị”, năm 1727 lại truyền rằng “con trai trong nước ta, hễ ai cạo
tóc cũng nên theo phong tục nước nhà, để lại cái chỏm để tỏ ra phân biệt.
Kẻ nào vi phạm thì cho phép quan lưu thủ hoặc quan đề lãnh phạt ngay
10 trượng.”
(3)
1. (Việt) Công dư tiệp ký – Danh thần - Nguyễn Đăng Cảo ký. Nguyên văn: 時清人入帝中華,發使齎詔往
我國,令國人皆薙髮。上以爲憂,命公往關上迎接。公乃作解諸侯惑文以誦之,清人乃止
2. (Việt) Việt sử - Q.3 – Huyền Tông, Gia Tông. Tr. 41. Nguyên văn: 清帝中國薙髮短衣,一守滿洲故習
宋明衣冠禮俗為之蕩然。北商往來我國,國人多有效之。乃嚴飭北人籍我國者,言語衣服一遵國俗
Sách Cương mục thời Nguyễn cũng có ghi chép tương tự, song có một vài chữ xuất nhập (自清入帝中國薙
髮短衣,一守滿洲故習。宋明衣冠禮俗為之蕩然。北商往來日久,國人亦有效之者。乃嚴飭諸北人
籍我國者,言語衣服一遵國俗)
3. (Việt) Lịch triều tạp kỷ. Tr. 245, 243.
Quản tượng ở Hội An trong Chu ấn
thuyền hội quyển (1609).
Người Hội An (Chu ấn thuyền hội quyển).
Binh lính Giao Chỉ trong Boxer
Codex (1590).