NGÀN NĂM ÁO MŨ - Trang 20

36

37

Song đến tháng 5 năm 1437 thời vua Lê Thái Tông, một cuộc tranh cãi
nảy lửa giữa phe bảo thủ muốn gìn giữ chế độ cổ Trần - Hồ và phe cấp
tiến muốn du nhập chế độ áo mũ triều nghi mới của nhà Minh đã diễn
ra, mà đứng đầu hai phe là Nguyễn Trãi và Lương Đăng. Do sự thiếu
khuyết sử liệu và sự chần chừ của Nguyễn Trãi, vua Lê Thái Tông đã
chuẩn theo tấu nghị của Lương Đăng du nhập một phần chế độ phẩm
phục của nhà Minh, theo đó “vào dịp đại lễ vua mặc áo Cổn, đội mũ
Miện, Thường triều đội mũ Xung Thiên, mặc Hoàng bào; mồng một,
ngày rằm, bá quan mặc Công phục, đội Phốc Đầu; Thường triều đội
mũ Ô Sa, áo cổ tròn
. Năm 1437, vua Lê Thái Tông đồng thuận việc du
nhập dạng áo mũ Công phục và Thường phục mới của nhà Minh

(lúc

này khái niệm Công phục đã không còn đồng nhất với khái niệm Thường phục)

, làm tiền đề

cho năm 1471, vua Lê Thánh Tông tiếp tục du nhập chế độ phẩm phục
Bổ tử, và năm 1486 quy định bá quan vào triều phải đội mũ Ô Sa với
hai cánh nhất loạt hướng về phía trước. Chế độ Ô Sa - Bổ phục là chế

độ áo mũ có thể khu biệt khá kỹ chức tước, phẩm trật của bá quan, vậy
nên nhà Thanh, nhà Triều Tiên, Lưu Cầu

(nay là tỉnh Okinawa, Nhật Bản)

nhà Nguyễn sau này đều tham chước mô phỏng. Đến thời vua Lê Hiến
Tông, năm 1500, triều đình Đại Việt đã thực hiện cải cách đối với chiếc
mũ Phốc Đầu, trong đó bao gồm việc sửa đổi kiểu dáng cánh chuồn và
quy định trang sức vàng bạc trên mũ để tiếp tục phân biệt phẩm cấp
một cách kỹ lưỡng hơn. Các triều vua Lê về sau cho đến thời nhà Mạc
cũng có một số lần thay đổi quy chế mũ mão phẩm phục, song nhìn
chung vẫn dựa trên chế độ cơ bản được xác lập từ thời vua Lê Thánh
Tông, Lê Hiến Tông.

khi xử lý công vụ, thời này đồng nghĩa với Thường phục)

duy có

mũ Phốc Đầu

(1)

. Toàn thư cũng ghi nhận sự tồn

tại của loại mũ Lương Quan vào thời Lý, đồng thời
cho biết năm 1059, nhà Lý “lệnh cho bá quan phải
đội mũ Phốc Đầu, đi hia mới được vào triều, việc
đội mũ Phốc Đầu, đi hia bắt đầu từ đó.”

(2)

Như vậy,

chế độ Triều phục và Công phục của bá quan nhà
Tống lần lượt được áp dụng vào triều đình Đại Việt
với mốc năm 1006 và năm 1059.

Chế độ trang phục của nhà Trần về cơ bản

kế thừa chế độ của nhà Lý. Tuy nhiên, tính đến
trước thời điểm năm 1396, nhà Trần có hai đợt cải
cách trang phục Thường triều cho bá quan, lần
thứ nhất diễn ra vào năm 1254, lần thứ hai sau đó

46 năm. Từ năm 1301, kiểu dáng áo mũ Thường triều của bá quan đều
được chế mới. Lúc này, mũ Phốc Đầu của thời Lý bị phế bỏ, thay vào
đó là mũ Đinh Tự. Riêng Tụng quan được quy định đội mũ Toàn Hoa
màu xanh. Vương hầu hoặc đội mũ Triều Thiên, hoặc đội mũ Bao Cân
tùy xem họ để tóc dài hay cắt ngắn. Ngoài ra, trong chế độ quan phục
Lý Trần còn có sự xuất hiện của quy chế Ngư đại, thứ trang sức có hình
con cá, mắc vào đai để tỏ sự sang trọng, vinh hiển, phỏng theo chế độ
quan phục nhà Tống, mà xa hơn là nhà Đường. Trang phục nhà Hồ kế
thừa chế độ áo mũ nhà Trần sau cải cách năm 1396 với những chiếc
mũ Khước Phi, Viễn Du, Thái Cổ, Cao Sơn v.v. vốn là các loại mũ mão
của bá quan nhà Hán, thể hiện rõ tâm lý sùng cổ và muốn có sự khu
biệt về văn vật của nhà Hồ. Với nhiều lý do, nhà Hồ chỉ giữ ngôi được 7
năm, để một lần nữa sau 1000 năm Bắc thuộc, đất nước lại rơi vào ách
thống trị của Trung Hoa.

Lê Lợi phất cờ khởi nghĩa Lam Sơn, sau 10 năm thu lại được toàn

vẹn lãnh thổ, tái thiết triều đình Đại Việt. Sau khi kỷ cương được lập
lại, quan chế và trang phục triều đình Lê sơ đều tuân theo chế độ Trần
- Hồ, thể hiện ở việc sử dụng rộng rãi mũ Cao Sơn cho văn võ bá quan.

1. Trung Quốc phục sức thông sử. Tr.110.
2. Những thông tin liên quan đến trang phục cung đình từ thời Lý tới thời Nguyễn trong phần tổng quan này
chúng tôi không tiếp tục sử dụng cước chú.

Đai - Mũ. Quan thời

Đường cầm hốt trong

Bộ liễn đồ.

Bổ tử (vuông vải thêu hình chim thú đính trước ngực bá quan văn võ để phân biệt phẩm cấp). 1. Bổ

tử Tiên hạc của nhà Minh (Chức tú trân phẩm); 2. Bổ tử Tiên hạc của Triều Tiên (BTCCQLSU);

3. Bổ tử Tiên hạc của nhà Nguyễn (A History of Embroidery in China, Korea, Japan and Vietnam).

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.