NGÀN NĂM ÁO MŨ - Trang 22

40

41

phục dân gian Việt Nam không chỉ có
vài kiểu dáng áo quần đơn nhất, song
thường có một vài kiểu trang phục
đặc biệt thịnh hành ở mỗi thời đoạn
khác nhau.

Có thể nói, khác với tính chất

phức tạp và sự vận động riêng biệt
của trang phục cung đình, trang
phục dân gian Việt Nam nhìn chung
khá ổn định về kiểu dáng và hình
thức, đặc biệt là trang phục của tầng
lớp thường dân. Vào thời Lý Trần, áo
cổ tròn là kiểu áo phổ biến của cả
đàn ông và đàn bà. Riêng đàn ông
còn quây Thường, một dạng váy
quây bên ngoài quần lụa, dưới vạt áo
Tứ Điên; đàn bà chuộng mặc áo giao
lĩnh cổ lớn. Thời kỳ này, áo tứ thân

được may bằng bốn khổ vải, hai vạt song song buông dài xuống phía
trước đã xuất hiện, đây cũng là một trong những kiểu áo phổ biến của
phụ nữ Việt Nam được kế thừa qua suốt thời Trần, Lê. Bước sang thời Lê,
kiểu áo chung của đàn ông và đàn bà là áo giao lĩnh

(cổ áo vắt chéo, còn gọi

là áo tràng vạt)

. Đàn ông lao động, lính tráng vẫn lưu giữ tục đóng khố như

người thời Lý - Trần; đàn bà tiếp tục duy trì bộ trang phục yếm - váy, áo
tứ thân. Từ khi chúa Nguyễn cát cứ phương Nam, nước Việt phân làm
vương quốc Đàng Trong và Đàng Ngoài, năm 1744, chúa Nguyễn Phúc
Khoát hạ lệnh thay đổi toàn bộ trang phục dân gian Đàng Trong. Tại thời
điểm này, kiểu dáng áo dài cổ đứng cài khuy được phổ biến, trong suốt
thời Nguyễn về sau, loại áo này không ngừng thay đổi về độ dài rộng của
ống tay, vạt áo, cổ áo, dần dần thay thế trang phục áo cổ tròn và áo giao
lĩnh của các triều đại trước đây.

Một mặt khác, có thể nói sự chống đối “làm loạn” của người Giao

Chỉ trong khoảng 1000 năm Bắc thuộc chắc hẳn đã dấy lên bởi chính
sách tham tàn của các thái thú và những ràng buộc gò bó của lề lối Trung
Hoa, nhưng đồng thời nó cũng phần nào thể hiện bản tính ưa tự do của
người Việt. Có điều, về sau, tính thoải mái trong thói quen sinh hoạt

II. TRANG PHỤC DÂN GIAN VIỆT NAM

Thời kỳ Bắc thuộc kéo dài suốt

một thiên niên kỷ trên nước Việt,
nhưng chưa lúc nào người Việt nguôi
ngoai khát vọng độc lập, mà minh
chứng là các cuộc khởi nghĩa của hai
Bà Trưng, Bà Triệu, Mai Thúc Loan,
Phùng Hưng, Khúc Thừa Dụ, Dương
Đình Nghệ v.v. chống lại sự cai trị của
triều đình phương Bắc. Không thể
phủ nhận, trong thời kỳ bị đô hộ kéo
dài, người Việt đã tiếp nhận khá nhiều
thành tố của văn minh Trung Hoa,
nhưng các tập tục truyền thống trong

lối sống, trong sinh hoạt, trong lời ăn tiếng nói hàng ngày vẫn được
người Việt lưu giữ bền chắc.

Sau khi nhà nước phong kiến - quân chủ của người Việt được tạo

lập, mỗi triều đại mới dựng lên luôn quan tâm đến việc tái thiết triều
nghi, phẩm phục, song riêng với trang phục dân gian, triều đình Việt Nam
nhìn chung đều muốn dân chúng giữ nguyên phong tục vốn có. Ví như
tháng 5 năm 1437, vua Lê Thái Tông đã chuẩn tấu đề nghị của Lương
Đăng, áp dụng một phần chế độ trang phục của nhà Minh vào trang phục
cung đình, trong khi đó đến tháng 12 lại ra lệnh cho người Minh ở Đại
Việt phải nhất loạt mặc áo và cắt tóc ngắn theo phong tục của người Kinh
bản địa.

(1)

Điều này tiếp tục được minh chứng qua chính sách khoan hòa

của vua Quang Trung trong chiếu lên ngôi, khi ông cho phép “y phục dân
gian Nam Hà, Bắc Hà đều được theo tục cũ, chỉ có mũ áo trong triều thì
nhất loạt tuân theo quy định mới”
Nhìn chung, triều đình Việt Nam từ
thời Lý đến thời Lê đều không có chính sách bắt ép thay đổi trang phục
dân gian trong toàn quốc, ngoại trừ triều Nguyễn sau này. Dĩ nhiên, trang

1. (Việt) Toàn thư. Nguyên văn: 十二月,令明人著京人衣服,斷髮

Bình đựng vôi đỏ và cơi trầu của người

Thái. (Bảo tàng quốc gia Thái. Dẫn theo

Triển lãm văn vật folklore Đông Nam Á

Phi-Thái-Việt-Ấn).

TỤC NHUỘM RĂNG ĐEN

(Trung) Lĩnh ngoại đại đáp mô tả người

thời Lý: “Người nước ấy áo thâm, răng

đen.” (Trung) Đảo di chí lược mô tả

người thời Trần: “Nam nữ mặt trắng

răng đen.” (Hàn) Triều Tiên vương

triều thực lục (Túc Tông. Q.23. Năm

1691) mô tả sứ thần thời Lê: “Thường

xuyên nhai trầu cau, gặp khách miệng

vẫn nhai, răng đều đen như sơn.” (Việt)

An Nam phong tục sách miêu tả tục

nhuộm răng thời Nguyễn: “Trai gái hơn

10 tuổi, răng sữa đã thay hết, răng mới

mọc đều thì ai nấy bắt đầu nhuộm răng.

Cách làm là lấy cánh kiến tán nhỏ hòa

với nước chua thành thuốc, quết lên lá

cau, buổi đêm dán lên răng, làm hơn

mười lần nhuộm thành màu đỏ. Lại lấy

phèn đen hòa lẫn với thuốc trên dán vào

răng độ dăm ba lần thì nhuộm thành

màu đen. Đàn ông nhuộm một lần, đàn

bà nhuộm làm nhiều lần, răng phải đen

nhánh mới cho là đẹp.”

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.