42
43
như vậy?”
(1)
Tuy thế, thi thoảng ta vẫn thấy một vài hành vi “thoải mái”
của các quan chốn cung đình, như việc các quan nhà Lê thoải mái nhổ
nước cốt trầu, nhả bã ra cửa và sân Đan Trì dẫn đến lệnh cấm của triều
đình vào tháng 11 năm 1473
(2)
v.v.
Bản tính bảo thủ, giữ gìn bản sắc chỉ
thực sự được đẩy mạnh và trở nên quyết
liệt vào những thời kỳ người Việt nhận
thấy có nguy cơ bị đồng hóa văn hóa, còn
trong thời bình, họ lại tỏ ra khá linh hoạt
trong việc tiếp thu các nền văn hóa xung
quanh. Lúc này, chính những người trị vì
đất nước lại ý thức về việc bảo tồn truyền
thống. Không ít lần người dân phỏng
theo lối ăn mặc, thậm chí nói pha tiếng
người Minh, Thanh, Chiêm, Lào khiến
triều đình phải ban lệnh cấm, như năm
1375, nhà Trần - Hồ “cấm quân dân mặc
kiểu áo của người phương Bắc và phỏng
tiếng nói của người Chiêm, Lào” (Toàn
thư). Nguyễn Trãi bình xét: “Người trong
nước không được bắt chước tiếng nói và
trang phục của các nước Ngô, Chăm, Lào,
Xiêm, Chân Lạp để làm loạn quốc tục.
Lời cấm chỉ nói rằng: Tiếng Ngô toàn âm lưỡi, phải chuyển ngữ sau mới
hiểu được. Tiếng Lào toàn âm họng. Tiếng Xiêm, Chăm, Chân Lạp toàn
âm hầu, nghe như tiếng chim bồ lao. Người Ngô lâu ngày nhiễm thói tục
của người Nguyên, tóc xõa, răng trắng, áo ngắn mà tay áo dài, mũ xiêm
lòe loẹt, lớp lớp như lá vậy. Người Minh tuy khôi phục áo mũ Hán Đường
xưa, nhưng thói tục không đổi. Người Lào dùng vải len quấn người trông
như áo Thủy điền của nhà Phật. Người Chăm dùng khăn che vế đùi, để lộ
hình thể. Xiêm La, Chân Lạp dùng vải bọc liền từ tay đến đầu gối như bọc
xác chết, đều không nên noi theo để làm loạn quốc tục.”
(3)
Ngoài ra, tháng
1. (Việt) Cương mục. Nguyên văn: 每以尊敬為心. 黃天子服也, 我何敢當
2. (Việt) Toàn thư. Nguyên văn: 繼今百官進朝不得唾放芙榴殘汁於丹墀門庭
3. (Việt) Ức Trai di tập - Q.6 - Dư địa chí. Nguyên văn: 國人毋得效吳、占、牢、暹、真臘諸國語及服裝
以亂國俗。毋者禁止之辭言:吳語從舌必譯而後知。牢語從咽,暹、占、真蠟國語從喉如鴃聲。然
nhiều khi lên tới độ “vô phép tắc” dẫn đến việc thời nào cũng có người
dân “cả gan” vận quần áo màu vàng, sắc phục luôn được triều đình Việt
Nam quy định dành riêng cho thiên tử. Sự “lấn vượt tày đình” này chẳng
biết bắt đầu tự khi nào, chỉ biết năm 1182, vua Lý Cao Tông đã “cấm
thiên hạ không được mặc trang phục màu vàng”
(1)
, sau khi nhà Minh
đô hộ nước ta cũng nhiều lần ra lệnh cấm dân gian mặc áo màu vàng
(2)
.
Năm 1448, vua Lê Nhân Tông vẫn “ra lệnh cho bộ Lễ tuyên bố lại lệnh
cấm dân gian mặc màu vàng vì bấy giờ thói tục chuộng sự xa hoa, lấn
vượt.”
(3)
Đến tận năm 1916, vua Khải Định cũng phải phê rằng: “Ngày
trước khi trẫm còn là hoàng tử luôn thấy dân chúng có nhiều người ăn
mặc quần áo màu vàng, như thế là phạm luật. Nên đồng thời sức cho
Phủ Thừa Thiên yết bảng nghiêm cấm từ nay trở đi nhân dân không được
ăn mặc quần áo có màu vàng và những màu sắc gần với màu vàng để có
sự phân biệt.”
(4)
Trong khi đó ở triều đình nề nếp vẫn nghiêm ngặt và gò bó hơn
nhiều so với chốn dân gian, cho nên được lúc thế lực lấn át vua, tể thần
Nguyễn Công Hãng đề nghị chúa Trịnh Cương vận áo màu vàng tiếp
kiến quần thần, nhưng ông vẫn một mực từ chối: “Ta…lúc nào cũng coi
sự tôn kính làm lòng. Màu vàng là sắc phục của thiên tử, ta đâu dám làm
1. (Việt) Toàn thư. Nguyên văn: 禁天下不得着黃色服
2. (Trung) An Nam chí nguyên. Tr.253. Nguyên văn: 僭用玄黃紫色以為禁令
3. (Việt) Toàn thư. Nguyên văn: 辰習尚奢僭,乃令禮部申禁民間毋得服黃色
4. (Việt) Đồng Khánh Khải Định chính yếu. Tr.431.
Áo vàng. Kỹ nữ thời Nguyễn, năm 1915, mặc áo năm thân màu vàng (Ảnh:
Albert Kahn); Người Tonkin năm 1714, mệnh phụ mặc áo giao lĩnh màu
vàng. (Thế giới nhân vật đồ quyển); Đàn ông thời Lê Trung Hưng xõa tóc
đội nón, mặc áo giao lĩnh màu vàng (Hoàng Thanh chức cống đồ).
Khăn xếp, áo the, bộ trang phục điển
hình của nam giới triều Nguyễn, là ấn
tượng mặc định của nhiều người Việt
về trang phục của ông cha. Tuy nhiên,
dạng áo cổ đứng cài khuy định hình và
phổ biến từ thế kỷ XVIII. Trước đó,
nam giới người Việt phần lớn mặc áo
giao lĩnh - tràng vạt. (Chân dung Chu
Văn An, vẽ năm 1995).