NGÀN NĂM ÁO MŨ - Trang 21

38

39

Thiên, Cửu Long Đường Cân của hoàng đế, mũ Phốc Đầu, Hổ Đầu,
Xuân Thu của bá quan với không ít trang sức vàng bạc như Bác sơn,
khóa giản, giao long cùng những tấm Long bào, Mãng bào thêu dày đặc
hoa văn rồng mây, sóng nước mang lại cảm giác “ngợp mắt” chính là
đặc trưng của trang phục cung đình triều Nguyễn.

Như vậy có thể thấy chế độ áo mũ của triều đình nước Việt

thường xuyên diễn ra các đợt cải cách, sửa đổi, xuất phát từ tâm lý
muốn khẳng định sự tiến bộ và khác biệt về văn vật trong sự đối sánh
giữa các vương triều nội bộ nước Việt và trong sự đối sánh giữa vương
triều Việt Nam với vương triều Trung Quốc. Bên cạnh đó, hậu quả
của những đợt phá hủy kinh thành, sách vở của quân Chiêm và quân
Minh trong thế kỷ XIII, XIV cùng những động loạn của nội chính nhà
Lê trong suốt những thế kỷ XVII, XVIII cũng là những nguyên nhân
chính khiến việc tái thiết chế độ triều nghi, phẩm phục của triều đình
trở nên bức thiết.

Sau những động loạn cuối thời Lê

sơ, bước vào thời Lê Trung Hưng, vua
Lê dần dần chỉ còn hư vị, cán cân quyền
lực ngả sang chúa Trịnh, khiến một phần
quy chế áo mũ dành cho thiên tử nhà Lê
bị lược bỏ. Trước đây, bá quan có Triều
phục, Thường phục mặc vào chầu vua,
thì nay còn có thêm bộ trang phục để
mặc riêng vào vương phủ hầu chúa. Với
những biến cố cung đình liên tiếp diễn ra
trong giai đoạn này, cùng sự cồng kềnh
của bộ máy quan liêu kể từ nửa cuối
giai đoạn Lê Trung Hưng, quy chế trang
phục của bá quan cũng hết sức hỗn loạn,

buộc Tham tụng Nguyễn Công Hãng năm 1721 sau khi đi sứ sang nhà
Thanh phải tìm kiếm điển chương cũ của nhà Minh về đặt định lại chế
độ phẩm phục cho được đúng đắn. Trang phục cung đình nhà Lê lúc
này tiếp tục thu nhận các kiểu dáng hoa văn, trang trí của Trung Quốc
giai đoạn cuối Minh đầu Thanh. Cũng kể từ đây, trang phục bá quan
vào hầu chúa tiếp tục được phân làm hai bộ: một bộ mặc khi chúa coi
chính sự ở phủ và một bộ mặc khi chúa tiếp
khách ở các.

Mặt khác, chúa Nguyễn từ khi vào

phương Nam mở cõi dần dần có ý định độc
lập với triều đình chúa Trịnh ở Đàng Ngoài.
Đến thời chúa Nguyễn Phúc Khoát, năm
1744, chúa tự ý xưng vương, quyết thay đổi
nghi lễ, trang phục từ cung đình cho đến dân
gian Đàng Trong đều nhất loạt theo phong
khí mới. Từ việc kế thừa một phần trang phục
của nhà Lê, tham khảo hình dạng áo mũ
trong Tam tài đồ hội của nhà Minh, đặc biệt
phổ biến kiểu áo cổ đứng cài khuy, vua chúa
triều Nguyễn quả nhiên đã tạo nên “một cõi
y quan văn hiến”
khác hẳn với các triều đại
trước đây. Những chiếc mũ Cửu Long Thông

Triều phục của quan triều

Nguyễn: mũ Phốc Đầu, Mãng

bào Tứ linh. (Ảnh: Alber Kahn).

Bổ phục. Thường phục của quan

Đại Việt thời Lê (mũ Ô Sa, áo cổ

tròn đính Bổ tử) và quan Việt Nam

thời Nguyễn (mũ Đông Pha, áo

giao lĩnh đính Bổ tử) trong Hoàng

Thanh chức cống đồ (Q.1 và Q.9).

Biên khánh của nhà Nguyễn (Báu vật triều Nguyễn), nhà Tống (Tam lễ đồ)

và nhà Triều Tiên (Bảo tàng cố cung quốc lập Seoul. Ảnh: TQĐ).

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.