260
261
chế độ của các triều đại Hán, Đường,
Tống, Minh, Thanh, đặc biệt là Tam
tài đồ hội của Vương Kỳ thời Minh.
Năm 1744 cũng là thời điểm đánh dấu
sự xuất hiện của quần chân áo chít,
bộ trang phục ban đầu áp dụng tại
hai vùng Thuận Hóa, Quảng Nam, về
sau được phổ biến rộng rãi trong toàn
quốc, từng bước trở thành quốc phục
của triều Nguyễn. Như vậy, “lời tương
truyền Chánh Lộc Khê Hầu
(Đào Duy Từ)
trong khi bày mưu định kế chống cự
với họ Trịnh, đã khuyên chúa Hy Tông
bắt dân thay đổi tập tục cho khác hẳn
dân Bắc, như bỏ nón thượng, đội nón
chóp, bỏ quần màu đen mặc quần màu
nâu, đàn bà bỏ áo bốn thân bày yếm
mà mặc áo năm thân gài khuy, bỏ tóc
bao mà búi tó, bỏ váy để mặc quần”
(1)
,
mà Phan Khoang ghi lại trong Việt sử:
xứ Đàng Trong 1558-1777 đã nhầm lẫn
thời điểm diễn ra cuộc cải cách y phục
trọng đại này.
Tuy nhiên, nếu chỉ trong một
thời gian ngắn người dân Thuận Hóa,
Quảng Nam đều đã mặc quen quên cả
tục cũ, thì phụ nữ Bắc Hà nói chung,
tầng lớp dân nghèo nói riêng, đã phải mất rất nhiều thời gian mới có
thể quen được với dạng trang phục mới này. Thậm chí sau khi đã mặc
áo dài năm thân, đàn bà Bắc Kỳ theo thói quen mặc áo tứ thân, giao
lĩnh trước đây, thường không cài khuy ở cổ áo, để lộ cổ yếm mặc lót
trong. Chính sự bảo thủ với trang phục cố cựu là nguyên nhân chính
dẫn đến những sắc lệnh cấm đoán y phục gắt gao dưới triều vua Minh
Mạng, mà câu ca dao “Tháng Tám có chiếu vua ra/ Cấm quần không
1. Việt sử: Xứ Đàng Trong 1558-1777. Tr.615.
Giáo sĩ Jean Koffler, người Tiệp ở Đàng Trong từ năm 1740 đến năm
1755, trong Lịch sử xứ Đàng Trong cho biết: “Chúa bắt bỏ lối quần áo thô
bỉ của người Đàng Ngoài mà châm chước theo lối quần áo của người
Tàu.”
(1)
Đặc biệt, Dã sử lược biên
Đại Việt quốc Nguyễn triều thực
lục ghi nhận: “Chúa cho rằng
lời sấm cổ có nói tám đời quay
lại trung đô, tính từ thời Thái
Tổ đến nay vừa đúng con số ấy,
bèn thay y phục, đổi phong tục,
cùng dân đổi mới, bắt đầu hạ
lệnh cho nam nữ sĩ thứ trong
nước, đều mặc áo nhu bào, mặc
quần, vấn khăn, tục gọi quần
chân áo chít bắt đầu từ đây.
Trang phục nhà cửa đồ dùng
hơi giống thể chế Minh Thanh,
thay đổi hết thói cũ hủ lậu của Bắc Hà, thay đổi quan phục tham khảo
chế độ của các triều đại Trung Quốc, chế ra phẩm phục Thường triều,
Đại triều, lấy làm mô thức, ban hành trong nước, văn chất đủ vẻ, trở
thành nước áo mũ văn vật vậy!”
(2)
Tổng hợp các ghi chép
trên có thể thấy, cải cách
năm 1744 là một cuộc cải
cách lớn về y phục cung
đình và dân gian diễn ra trên
toàn cõi Đàng Trong. Nguồn
tham khảo chính để đặt
định y phục là các sách Hội
điển ghi chép điển chương
1. Dẫn theo Đào Duy Anh. Việt Nam văn hóa sử cương. Quan hải tùng thư. 1938. Tr.121.
2. (Việt) Dã sử lược biên Đại Việt quốc Nguyễn triều thực lục - Q.8. Tr.3. Nguyên văn: 上以古讖有云:八
世还中都,遡自太祖至此,正值其數。乃改衣服易風俗,與民更。始下令國内士庶男女並著襦袍,
穿裳,纏巾
俗号裙蹎襖折始此
。衣服廬舍器用略如明清体製,尽革北河舊俗習,改定官服參酌中國歷代
制度乃製常朝、大朝諸品服,示為式,頒行囯中,文質兼備,蔚然為衣冠文物之邦矣
Phụ nữ thời Nguyễn năm 1918 mặc áo năm thân.
(Ảnh: Albert Kahn).
Tại cung đình, trong khi các quan nhà
Lê xõa tóc, đi đất vào chầu vua (phân
biệt với người Minh) thì từ cải cách năm
1744 về sau, quan nhà Nguyễn đều búi
tóc, thắt Võng cân, đi hia theo quy chế
của nhà Minh (phân biệt với quan nhà
Lê và người Thanh). 1. Người Giao Chỉ
trong Tam tài đồ hội (Thế kỷ XV); 2.
Người dân Việt trong Trúc Lâm đại sĩ
xuất sơn đồ (Thế kỷ XIV); 3. Lính cầm
nghi trượng (Thế kỷ XVIII); 4. Người
Đàng Ngoài trong Boxer Codex (Thế
kỷ XVI); 5. Lính Đàng Trong (Thế kỷ
XIX); 6. Lính đội thời Nguyễn trong
Hoàng phái sắc phục tự thiên tử chí
tôn thất (Thế kỷ XIX); 7. Đĩ đánh bồng
trong Kỹ thuật của người An Nam (Thế
kỷ XX); 8. Quan nhà Lê vào chầu vua
vẽ bởi Samuel Baron (Thế kỷ XVII).
Nhà văn Lỗ Tấn, Trung Quốc mặc áo trường quái.