NGÀN NĂM ÁO MŨ - Trang 202

262

263

Quốc sử di biên ghi

nhận các sắc lệnh thống
nhất y phục trong toàn
quốc lần lượt được triều
đình Minh Mạng ban ra
vào các năm 1828, 1829,
1830, 1832, 1837, 1842.
Trong đó, tháng 5 năm
1830, “Bắc thành Phó tổng
trấn Phan Văn Thúy lại
nêu rõ điều cấm về quần
áo. Cấm đàn ông đội mũ
dài, mũ Bình Thiên, mũ

Yến Vĩ, áo trường lĩnh (tức giao lĩnh) thụng tay và đóng khố quanh eo
đùi. Đàn bà không được dùng vải, lụa ngắn quấn đầu, không được
dùng thắt lưng to, nhỏ và mặc quần không đáy.

(1)

Tháng 10 năm 1832

triều đình lại ban lệnh cấm quần áo ở Bắc thành: Phụ nữ không được
đội khăn vuông và thắt lưng
. Ai trái lệnh đeo gông một tháng.”

(2)

Tháng

1 năm 1842, triều đình tiếp tục ra lệnh cấm áo quần Bắc Hà. “Quan tỉnh
Hà Ninh cho rằng: xa giá ra Bắc, mà Bắc Kỳ quần áo chưa được nhất tề,
bèn nhắc lại lệnh nghiêm cấm trước, bắt nhân dân Bắc Kỳ đều theo thể
chế Nam Kỳ mà may mặc
.”

(3)

Dã sử lược biên Đại

Việt quốc Nguyễn triều
thực lục
còn cho biết một
trong những sắc lệnh của
vua Minh Mạng là cấm
đàn ông đóng khố, đàn
bà không được mặc váy
kiêm áo tứ thân; nhất

著交領下用圓裳者,其美惡不亦顯然易見乎
1. (Việt) Quốc sử di biên - Tập trung. Tr.87a. Nguyên văn: 二十一日,副總鎮潘文翠再飾衣服條禁:男
人不得長帽、平天帽、燕尾帽長領闊袖衣及纏腰腿袴。婦人不得用短市帛纏頭、大小腰帶及無底帬
2. (Việt) Quốc sử di biên - Tập trung. Tr.104b. Nguyên văn: 冬十月復申北城衣裙之禁:婦人不得被方巾
及腰帶,違者杖一百,枷絞一个月
3. (Việt) Quốc sử di biên - Tập hạ. Tr.17a. Nguyên văn: 春正月,復申北圻衣帬之禁:河寧省官以車駕
北巡而北圻衣帬猶有未齊,乃申嚴前禁,一依南圻体制裁縫

đáy người ta hãi hùng” là một trong những minh chứng được lưu lại
trong ký ức dân gian. Ngoài ra, theo ghi nhận của Hội điển, Đại Nam
thực lục, Quốc sử di biên
, Dã sử lược biên Đại Việt quốc Nguyễn triều
thực lục
, nội dung của các lệnh cấm y phục thời Minh Mạng bao gồm
lệnh cấm áo tứ thân, áo giao lĩnh, khố, vải thắt lưng và các dạng khăn,
mũ Tiện phục của người thời Lê Trung Hưng như mũ Mã Vĩ, mũ Bình
Đính, khăn vuông, khăn bọc tóc v.v. Đặc biệt, áo tứ thân, váy đụp và
khố bị vua Minh Mạng coi là các dạng trang phục xấu xí, hủ lậu, cần
phải cải cách triệt để. Song, sau thời Minh Mạng, chúng ta không thấy
có các chính sách cấm đoán y phục thêm nữa. Đây chính là nguyên
nhân khiến các dạng khăn khố, váy đụp vẫn tiếp tục được sử dụng cho
đến đầu thế kỷ XX.

Đại Nam thực lục ghi lời vua Gia Long bàn với các quan về phong

tục vào tháng 12 năm 1802 cho biết: “Dân Bắc Hà kiểu quần áo cũng
không đẹp. Phải nên một phen sửa định mới có thể đồng nhất phong tục.
Nhưng sửa đổi phong tục cũng phải dần dần.”

(1)

Hội điển ghi lời dụ của vua Minh Mạng năm 1837 cho biết: “Trước

đây từ sông Gianh trở ra ngoài, y phục vẫn noi theo thói tục hủ lậu, nay
đặc biệt chỉ dụ, lệnh phải thay đổi theo cách ăn mặc từ Quảng Bình trở
vào trong để đồng nhất phong tục […] Từ Quảng Bình trở vào Nam, quần
áo mũ mão nhất nhất noi theo chế độ Hán Minh, trang phục tề chỉnh, so
với tục cũ của người miền Bắc, đàn ông đóng khố, đàn bà mặc áo giao
lĩnh, dưới mặc thường tròn, đẹp xấu chẳng phải rõ ràng dễ thấy sao?”

(2)

1. (Việt) Đại Nam thực lục - Tập 1. Tr.539.
2. (Việt) Hội điển - Q.78. Tr.64. Nguyên văn: 十八年諭:前以靈江以外衣服尚仍陋俗,特諭令改從廣平
以裏用示同風[…]況廣平以南一從漢明之制,冠服衣袴似此齊整視之,北人舊俗男子帶褲,婦人衣

Người Việt thời Lê Trung Hưng trong Hoàng Thanh chức cống đồ, Hải ngoại chư đảo đồ thuyết

Boxer Codex.

“Chú Khách mặc áo dài” (Kỹ thuật của người An Nam);

Đàn ông và đàn bà Nam kỳ năm 1859 (Việt Nam qua tranh

khắc Pháp).

Bé gái tập ăn trầu. (Ảnh: Albert Kahn).

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.