NGÀN NĂM ÁO MŨ - Trang 204

267

CHƯƠNG IV. TRANG PHỤC THỜI TÂY SƠN

Hơn ba chục năm, sau cải cách lễ nghi phẩm phục diễn ra trên toàn

cõi Đàng Trong, anh em Tây Sơn khởi nghĩa. Qua những ghi chép mô tả
các dạng trang phục, mũ mão của vua quan Tây Sơn, từ việc chít khăn
vào ngày thường tới việc sử dụng các loại mũ Xung Thiên, Ô Sa, Phốc
Đầu, Văn Công, các dạng Long bào, Mãng bào, Bổ phục v.v. vào các ngày
triều hạ, có thể bước đầu nhận định, phẩm phục triều Tây Sơn đã chịu
ảnh hưởng từ cải cách của chúa Nguyễn Phúc Khoát, có nhiều nét tương
đồng với quy chế áo mũ của triều Nguyễn Gia Long về sau.

I. Trang phục cung đình
Đối với trang phục của triều

đình Nguyễn Nhạc

(ở ngôi từ năm

1778 đến năm 1793)

, qua miêu tả

của Chapman, có thể thấy trong
những buổi thiết triều, Thái Đức
đế Nguyễn Nhạc đội mũ Xung
Thiên đính trang sức bằng vàng
và bảo thạch, mặc Long bào màu
vàng sẫm; bá quan trong triều
đội những chiếc mũ được trang
sức bằng vàng bạc, mặc Mãng
bào, đeo đai lưng. Chapman cho
biết: “Nhà vua mặc một chiếc áo
dài bằng lụa vàng đậm, thêu những con rồng và những ký hiệu bằng chỉ
vàng. Ông đội một chiếc mũ chật, phía sau nhô lên, phía trước trang trí
những đồ châu báu - nổi bật lên trên những đồ châu báu là một viên đá
lớn lơ lửng trên không, cách phần phía trước mũ này 135 mm và được giữ

Tượng vua Quang Trung chùa Bộc (Hà Nội) và

hai vị triều thần phối hưởng đều đội mũ Xung

Thiên, Bổ phục Kỳ Lân, theo mô típ tạo tượng Tk

XVIII. (Ảnh: TQĐ).

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.