NGÀN NĂM ÁO MŨ - Trang 203

264

265

ống tay áo rất dài và rộng, phủ kín cả hai bàn tay.”

(1)

Đồng thời đó

cũng chính là tiền thân của chiếc áo dài cổ đứng cài khuy hẹp tay,
được coi như quốc phục của Việt Nam vào thời Nguyễn. Ngoài ra, Lê
Quý Đôn cho biết khi áp dụng vào Đàng Trong, đa số nam nữ đều mặc
áo hẹp tay. Song thực tế cho thấy, trước thế kỷ XX, áo dài hẹp tay phần
lớn lưu hành trong dân gian, quan lại và quý tộc có nhiều người vẫn
chuộng mặc áo thụng tay.

Như vậy, dạng áo cổ đứng cài khuy kết hợp với quần hai ống là

dạng trang phục được phổ biến tại vùng Đàng Trong Việt Nam từ năm
1744. Chỉ sau khi nhà Nguyễn thống nhất đất nước, đặc biệt dưới triều
vua Minh Mạng, bộ trang phục này mới từng bước thay thế các dạng
trang phục cố cựu của Đàng Ngoài, trở thành trang phục chung cho đàn
ông và đàn bà, thường được gọi với cái tên ngắn gọn là Áo dài.

1. Relation d’un voyage en Cochin-Chine en 1778. Tr.61.

loạt đều dùng quần chân và áo năm thân theo lệnh của Hiếu Võ
Hoàng Đế năm xưa ở Thuận Hóa.”

(1)

Bên cạnh các cấm lệnh y phục cố cựu của người miền Bắc, nhà

Nguyễn còn ban bố sắc lệnh thống nhất
trang phục nam nữ trong toàn quốc, yêu
cầu người Bắc Hà phải nhất loạt sử dụng
lối trang phục chuẩn mực của người miền
trong: quần chân, áo chít. Qua một số truyện
Nôm như Quan Âm Thị Kính: “Quần chân áo
chít dịu dàng/ Giả hình nam tử ai tường căn
nguyên”

(2)

, hay truyện Nữ tú tài: “Quần chân

áo chít cài khuy/ Trá hình làm đấng nam nhi,
học hành”

(3)

, có thể thấy quần chân áo chít

khi mới bắt đầu áp dụng chỉ có nam giới tuân
thủ. Về sau, do những sắc lệnh về y phục

ngày một gắt gao, phụ nữ Bắc Hà mới dần dần thuận theo.

Quần chân chỉ loại quần có hai ống chân phân biệt với loại quần

không đáy, chiếc váy cố cựu của phụ nữ Việt trước kia; áo chít còn
được gọi là áo năm thân, chỉ loại áo được
may bằng năm khổ vải

(vạt trước hai khổ, vạt

sau hai khổ, thân bên phải dôi ra một khổ ngắn,
tổng cộng năm khổ, gọi là năm thân)

, phân biệt

với các dạng áo được may bằng bốn khổ
vải như áo tứ thân, áo giao lĩnh. Đây chính
là dạng áo phổ biến ở Đàng Trong qua mô
tả của Chapman năm 1778: “Đàn ông và
phụ nữ Nam Hà đều mặc những bộ đồ
được thiết kế theo cách giống nhau. Đây là
những bộ đồ khiêm tốn nhất mà tôi từng
được thấy, chúng chỉ gồm một áo dài thả
lỏng, cổ nhỏ cài cúc, bắt chéo trên ngực,
trông không khác gì một chiếc áo dài ngủ,

1. (Việt) Dã sử lược biên Đại Việt quốc Nguyễn triều thực lục - Q.11. Tr.75. Nguyên văn: 禁男人不得帶袴,
女人不得被裳兼四身之衣,並用裙(衣真)與五身之衣以從孝武皇帝昔年在順化之令
2. Quốc văn trích diễm. Tr.172.
3. Việt Nam thi văn hợp tuyển. Tr.365.

Chân dung Phan Thanh Giản.

Tổng đốc Hà Đông Hoàng Trọng

Phu. (Ảnh: Albert Kahn).

Áo năm thân sa kép tiện phục của Hoàng thái tử

và Công chúa triều Nguyễn (Báu vật triều Nguyễn).

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.