NGÀN NĂM ÁO MŨ - Trang 207

272

273

Hà không chỉ đã trải qua một cuộc biến
cách mà còn được rút bớt đi rất nhiều
[…] Quần áo của giới nữ không có gì là
hấp dẫn. Nhìn chung một chiếc áo vải
bông dài lụng thụng, màu nâu hoặc
xanh, buông rủ xuống tận giữa bắp đùi,
một chiếc quần đen bằng vải thô dày,
may rất rộng, là y phục thông thường
của họ. Họ hoàn toàn không dùng bít
tất và đi giày, nhưng tầng lớp trên đi
một loại dép hoặc giày vải rộng. Về Lễ
phục mặc trong những dịp đặc biệt, một
quý bà thường mang một lúc ba bốn
chiếc áo màu sắc, dài ngắn khác nhau,
chiếc ngắn nhất là nổi bật hơn cả […] Y
phục của người đàn ông ít phân biệt với

y phục nữ giới, nếu có là một chiếc áo khoác và đôi ống quần dài. Một
số người chít khăn quấn đầu, có hình dáng giống như chiếc khăn xếp
của người Hồi giáo. Một số khác đội nón, mũ có hình dáng khác nhau
và làm bằng những chất liệu khác nhau.”

(1)

Vào ngày thường,

quân dân Tây Sơn cũng
mặc áo chít cài khuy,
vấn khăn cao trên đầu
theo tục của người Đàng
Trong. Theo mô tả của
Chapman năm 1778 thì
Nguyễn Nhạc sau khi cởi
bỏ quần áo thiết triều thì
“mặc áo lụa ngắn đơn
giản với những chiếc cúc
kim cương, quấn quanh đầu một mảnh lụa đỏ như một chiếc khăn.”

(2)

Nguyễn Huệ khi ra Bắc xin cưới công chúa Ngọc Hân, cựu thần nhà Lê

1. Một chuyến du hành đến xứ Nam Hà (1792-1793). Tr.76 và Tr.83.
2. Relation d’un voyage en Cochin-Chine en 1778. Tr.32.

Xung Thiên đối với một số vị
vương công đại thần.

Về quân trang của triều

Tây Sơn Nguyễn Huệ, Bùi
Dương Lịch cho biết “Tây
Sơn cho quân mặc áo màu,
phần nhiều là màu đỏ tía,
trên đỉnh nón, mũ đính lông
chiên đỏ, lại thường mặc áo
gấm màu”

(1)

; Minh đô sử

miêu tả Nguyễn Huệ “Văn
Huệ mặc áo ngân giáp (áo giáp bạc), đầu đội mão thêu đỏ.”

(2)

Kết hợp

với ghi chép của sứ thần Triều Tiên và bức vẽ vua Quang Trung giả mặc
Long bào màu đỏ, chúng tôi đồng tình với quan điểm của Tạ Chí Đại
Trường, khi ông cho rằng trong phong trào Tây Sơn có cả một hệ thống
tổ chức mang tính tôn giáo. Nguyễn Nhạc được loan tin có gươm thiêng,
được xưng tụng là Thượng sư; Nguyễn Lữ cũng mang danh Đại Pháp sư
toàn Đàng Trong, vậy nên quan quân Tây Sơn mang màu đỏ thần thánh
lên lá cờ, lên sắc mũ áo

(3)

.

Tóm lại, quy chế áo mũ phẩm phục của triều Tây Sơn về cơ bản có

nhiều nét tương đồng với quy chế áo mũ triều Nguyễn. Riêng sự kết hợp
giữa Lương quan với Long bào, Mãng bào, mũ Xung Thiên với Bổ phục là
những biến cách độc đáo, chỉ xuất hiện ở triều đình Quang Trung.

II. Trang phục dân gian
Sau cải cách y phục của chúa Nguyễn Phúc Khoát, quần chân

áo chít dần trở thành dạng trang phục truyền thống của toàn Đàng
Trong, bất kể là vùng đất của dòng dõi chúa Nguyễn hay vùng đất của
anh em Tây Sơn. Như chúng tôi đã đề cập, Chapman mô tả trang phục
dân gian Đàng Trong dưới sự cai trị của Nguyễn Nhạc năm 1778 cho
biết, đàn ông và phụ nữ Nam Hà đều mặc cùng một loại áo cổ nhỏ
cài cúc bắt chéo trên ngực. Còn John Barrow miêu tả trang phục vùng
Gia Định và Nam bộ năm 1792 cho biết: “Y phục của người dân Nam

1. (Việt) Lê quý dật sử. Tr.77.
2. Dẫn theo Những khám phá về hoàng đế Quang Trung. Tr.181.
3. Lịch sử nội chiến ở Việt Nam từ 1771 đến 1802. Tr.474.

Người Việt Đàng Trong (Một chuyến du hành đến xứ

Nam Hà).

Nguyễn Huệ khiển điệt Nguyễn Quang Hiển nhập cẩn

tứ yến chi đồ (Cục bộ).

Viên quan cấp thấp ở vịnh Đà Nẵng

(Một chuyến du hành đến xứ Nam Hà).

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.