NGÀN NĂM ÁO MŨ - Trang 210

276

277

sách.”

(1)

Vì vậy, chúng ta khó có

thể phủ nhận một số ảnh hưởng
của các dạng áo mũ cùng họa
tiết trang trí có nguồn gốc Mãn
Thanh trong trang phục của vua
tôi triều nguyễn. Chỉ riêng áo mũ
Lễ phục mới được châm chước từ
nguồn tham khảo chính là trang
phục Tống - Minh.

Bên cạnh đó, do quan niệm

văn hóa, tín ngưỡng của phương
Tây hoàn toàn khác biệt với
truyền thống của người Việt, các
vị vua đầu triều nguyễn đều một
mực bài xích, thậm chí coi người
phương Tây là man di, cần phải
thận trọng đề phòng. như tháng
6 năm 1804, vua gia Long nói:
“Tiên vương kinh dinh việc nước,
không để Hạ lẫn với di, đó thực
là cái ý đề phòng từ lúc việc còn
nhỏ. Người Hồng mao gian giảo
trí trá, không phải nòi giống ta,
lòng ắt dị biệt, chớ có để cho ở
lại, nên ban thưởng hậu hĩnh rồi
xua đi”

(2)

Vua Minh Mạng cũng

có nhận định tương tự: “Người
Tây dương bản tính giảo trá kiêu
ngạo, phải chăng nay được ơn
cứu tuất nên bỗng chốc cải hóa được cái tục di rợ của họ?”

(3)

Trước bối cảnh như vậy, khi đặt định chế độ áo mũ phẩm phục,

1. Cổ luật Việt Nam. Quốc triều hình luật và Hoàng Việt luật lệ. Tr.173-174.
2. (Việt) Đại Nam thực lục - Chính biên - Đệ nhất kỷ - Q.24. Nguyên văn: 帝曰:先王經理天下,夏不雜
夷,此誠防微杜漸之意。紅毛人狡而詐,非我族類,其心必異,不可聼其居留,厚賜而遣之
3. Minh Mạng chính yếu. Tập VI. Phụ lục Hán văn. Tr.CCCXIV.31b. Nguyên văn:赤毛嘗聞其與諸國往來
辭多驕蹇,惟與我國交際則一於敬信而已;

Tr.CCCXXV.37a. Nguyên văn: 洋人素性黠傲,不謂今蒙

恩恤,亦能頓化夷俗

chê thơ chữ hán của vua Càn
Long thô thiển, quê kệch, thơ
ông làm cũng không đến nỗi
như thế

(1)

, đồng thời còn nói:

Thanh là man di, áo mũ vào
chầu đều theo thói tục man di,
không được bắt chước. năm
1830, sau khi khôi phục trang
phục Cổn Miện theo quy chế
Tống - Minh, vua Minh Mạng
xuống dụ: “Cổn Miện được
đặt định từ đời Hiên Viên, đời
Tam đại trở xuống ít dùng […]
Ngay như Bắc triều từ khi nhà
Thanh dựng nước đến nay
cũng bỏ đã lâu. Nay ta chế

dùng, điển lễ của người Thanh đã mất, chắc sẽ bắt chước ta mà sửa lại
cho đúng. So với Bắc triều, ta càng vẻ vang vậy. Nhưng lòng trẫm cũng
chưa dám cho là điều hay nhất, vì thờ trời cốt ở thực tâm chứ không
phải ở văn vẻ.”

(2)

Tuy nhiên, đặt trong nhãn quan nho giáo đương thời, mặc dù hết

sức tự tin về tính chính thống, song vua quan triều nguyễn vẫn phải
công nhận văn hóa nhà Thanh đạt được nhiều thành tựu và có nhiều
điều đáng học hỏi. nếu như quan chế thời gia Long còn gìn giữ một
phần quan chế nhà Lê Trung hưng thì đến thời Minh Mạng lại được
phỏng theo quan chế của nhà Thanh. ngay bộ Hoàng Việt luật lệ phần
lớn được tham khảo từ sách luật của nhà Thanh, như chính lời vua gia
Long nói: “Các đời Hán, Đường, Tống, Minh của Bắc triều, sách luật lệnh
đời nào cũng có sửa đổi và hoàn bị nhất là đời Thanh. Trẫm bèn sai các
quan trong triều chuẩn theo pháp điển luật lệ của các triều, tham khảo
thêm luật lệnh đời Hồng Đức và của nhà Thanh […] rồi biên tập lại thành

1. (Việt) Đại Nam thực lục. Chính biên. Đệ nhị kỉ. Q.159. (Tập 4). Càn Long nhà Thanh làm thơ rất nhiều, ta
xem ra, đều là những bài đi thẳng vào tình cảnh, chẳng cần những lời phù phiếm gọt giũa, song có nhiều chữ
còn thô […] Các bài ta làm chỉ tả tình, tả cảnh mà dùng chữ chẳng đến nỗi quê kệch như thế.
2. (Việt) Minh Mạng chính yếu. Tập.3. Q.12. Tr.CCLXV-4a. Nguyên văn:袞冕肇自軒轅,而三代鮮有行者
[…]北朝自清以來亦已久廢。今舉行之,清人典禮既失,亦將於我取正。視之北朝,更有光焉。然
朕心未敢以爲盡善。蓋事天以寔不以文

Đại Nam nhất thống toàn đồ

Phía Bắc giáp ba tỉnh Quảng Đông, Quảng Tây,

Vân Nam của Trung châu; phía Tây khống chế các

tộc man di, tiếp với các nước Nam Chưởng, Miến

Điện; phía Đông trông ra bể lớn, ôm bọc các đảo;

phía Nam cũng chạm tới biển, vòng qua phía Tây

Nam sát vách Xiêm La, các thuộc quốc còn lại và

tộc man di khác nhau nội phụ đều đủ cả, thật là một

đại quốc sừng sững giữa trời đất” (Lý Văn Phức.

Biện di luận).

Long bào của nhà Nguyễn, nhà Thanh, nhà
Minh và Triều Tiên.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.