278
279
a. Cổn Miện 袞冕
Thời các chúa nguyễn cát cứ Đàng
Trong, vào dịp tế lễ, chúa đội “mũ Xung
Thiên làm bằng sa, mặc đạo bào
(giao lĩnh)
màu huyền, đi giày mát, không xỏ tất.”
(1)
Sau khi vua gia Long thống nhất lãnh
thổ, tháng 2 năm 1807, vua mới bắt đầu
định đại lễ nam giao, “vào ngày tế, vua
đội mũ Cửu Long, mặc Hoàng bào, đai
ngọc, xiêm vàng, lên đàn làm lễ.”
(2)
Minh
Mạng chính yếu cũng cho biết từ năm
1830 trở về trước, khi tế giao, vua chỉ đội
mũ Cửu Long, mặc hoàng bào, đai ngọc
như khi làm lễ tế hưởng ở Tông miếu
(3)
.
Mũ Cửu Long được nhắc đến ở đây
là mũ Cửu Long Thông Thiên, tên gọi
khác của mũ Xung Thiên triều nguyễn.
như vậy Lễ phục tế giao thời vua gia
Long vẫn tuân theo quy chế thời Lê
Trung hưng. năm 1830 là thời điểm triều
đình vua Minh Mạng khôi phục quy chế
Cổn Miện. Theo đó quy chế Lễ phục tế
trời dành cho hoàng đế được quy định
là mũ Miện 12 lưu và áo Cổn 12 chương, cụ thể được Hội điển cho biết:
“Mũ Miện tế Giao trên vuông dưới tròn, đính hai chữ Vạn Thọ
bằng vàng hoặc hai chữ Thiên Địa bằng vàng, 12 hình rồng mây, 6 hình
ngọn lửa, 2 thùy văn, 4 nhiễu tường, 1 hoa sen, 1 đóa mây, 1 liên đằng
chạy viền quanh thành mũ, 256 hạt vàng, 2 cúc, 2 khuyên. Mặt trước và
sau có 24 dải lưu, hai bên phải trái mỗi bên 1 dải lưu, đều xâu chuỗi
bằng san hô, trân châu, pha lê và các hạt vàng, tổng cộng 300 hạt. Xung
quanh có mạng kim tuyến đính kết với 400 hạt vàng ngọc. Trâm khảm
trân châu nối với dây thùy anh làm bằng tơ vàng. Phàm là mắt rồng
1. (Trung) Hải ngoại kỷ sử - Q.2. Nguyên văn: 王戴冲天翅纱帽,玄道袍,剪绒凉鞋,不袜
2. (Việt) Đại Nam thực lục - Chính biên - Đệ nhất kỷ. Tập 1. Tr.692.
3. (Việt) Minh Mạng chính yếu. Tập 3. Q.12. Tr. CCLXIV-3b. Nguyên văn: 向用九龍冠、黃袍、玉帶如
廟饗禮
ngoài việc kế thừa một phần quy chế thời Lê Trung hưng và thời chúa
nguyễn Phúc Khoát, triều đình nhà nguyễn vẫn tiếp tục tham khảo chế
độ trang phục của các triều đại Trung hoa là nhà Tống, nhà Minh và
nhà Thanh, trong đó, trang phục Tống - Minh là nguồn tham khảo chính
thống. Từ thời vua Đồng Khánh, Khải Định về sau, trang phục trong
triều đã không còn được tuân thủ nghiêm ngặt như trước; quân phục
của nhà vua dần dần cũng chịu ảnh hưởng kiểu cách quân phục phương
Tây, việc đi giày Tây trong triều cũng ngày một thịnh hành. Đặc biệt dưới
triều vua Bảo Đại, lần đầu tiên vua cho phép bá quan không cần mặc các
bộ Triều phục, Thường phục khi vào chầu, chỉ cần mặc bộ lễ phục giản
tiện là áo the, khăn xếp.
Đặt trong nhãn quan phong kiến đương thời, triều đình nhà nguyễn
bất luận thế nào cũng đã sở hữu một nền văn hiến áo mão có bề dày
truyền thống và những cách tân đặc sắc, tự tin sánh ngang với các quốc
gia nho giáo như Trung Quốc, Triều Tiên, khiến Khâm sứ nhà Thanh là
Lao Sùng Quang phải công nhận: “Gần gũi Trung Hạ, tôn sùng Nho giáo,
yêu chuộng thi thư, cùng được coi là đất thanh danh văn vật, ắt phải nói
đến hai nước Triều Tiên và Việt Nam.”
(1)
I. TRAng PhỤC hOÀng ĐẾ
1. Lễ phục
Tương tự như các vị hoàng đế Đại Việt trước đây, các vua nhà
nguyễn cũng có tư tưởng Đế vương, làm bá chủ toàn cõi phương nam.
Đặc biệt sau khi sở hữu một quốc thổ rộng lớn chưa từng có trong lịch
sử mà như lời triều thần Lý Văn Phức, Việt nam lúc này là “một đại quốc
sừng sững giữa vòm trời đất”, vua Minh Mạng đã cho khôi phục quy chế
áo Cổn mũ Miện, vốn bị phế bỏ từ thời Lê Trung hưng, để đánh dấu vị
thế của thiên tử phương nam có quyền độc lập tế trời.
Theo Hội điển, các vua nhà nguyễn có hai loại Lễ phục, gồm Lễ
phục Cổn Miện sử dụng trong lễ tế giao và Lễ phục Xuân Thu sử dụng
trong các dịp tế lễ tại Tông Miếu.
1. (Việt) Tập mĩ thi văn - Nam quốc phong nhã thống biên tự. Nguyên văn: 密邇中夏,崇儒術好詩書,共推
為聲名文物之邦
,必稱朝鮮、越南二國
Vua Khải Định mặc Cổn Miện. Đàn tế
Nam Giao tại Huế.