NGÀN NĂM ÁO MŨ - Trang 220

296

297

ngoài ra, vào thời vua Khải Định, phần lớn các loại trang phục của

vua đều do vua tự vẽ kiểu, thiết kế, ngay trang phục Cổn Miện tế trời
cũng “bị phá cách” bằng cách mặc đại thụ ở phía sau lên phía trước
thay cho tế tất. Đặc biệt phải kể đến việc vua kết hợp áo bào hẹp tay, xẻ
4 vạt sử dụng trong dịp cày ruộng Tịch điền với bộ quân phục châu Âu,
đồng thời phối với nón hoặc khăn xếp, tạo ra một trong những loại quân
trang “vô tiền khoáng hậu”. Đặt trong bối cảnh đương thời, khi vua nhà
Thanh, Triều Tiên, nhật Bản đều du nhập và rập khuôn theo mẫu quân
phục phương Tây thì chính phong cách “pha trộn”, phá vỡ truyền thống
thể hiện trên quân trang của vua Khải Định lại là nét đặc sắc của riêng
ông và riêng triều đại ông trị vì. Tuy nhiên, ngoài bộ quân phục phá
cách, vua Khải Định vẫn có bộ quân trang chuẩn mực theo đúng dạng
thức của phương Tây. Đến thời vua Bảo Đại, chúng ta không còn thấy sự
phá cách, “pha trộn” này thêm nữa.

II. TRAng PhỤC BÁ QUAn

Quy chế Triều phục và Thường

phục của bá quan triều nguyễn được đặt
định vào năm 1804 thời vua gia Long.
năm 1831, vua Minh Mạng định ra quy
chế Tế phục Cổn Miện dành cho hoàng
tử, vương công và các quan nhất, nhị, tam
phẩm. năm 1845 thời vua Thiệu Trị, quy
chế Triều phục được sửa đổi, chủ yếu ở
quy chế trang sức trên mũ Phốc Đầu.

1. Lễ phục
1.1. Lễ phục tế Giao
ngay từ thời Xuân Thu tại Trung

Quốc, Cổn Miện đã được quy định là
trang phục đại lễ dành cho thiên tử nhà
Chu, vua chư hầu và một số vị đại thần.
Chế độ Cổn Miện của nước ta muộn nhất
được đặt định vào triều Đinh, được kế
thừa qua các triều đại Tiền Lê, Lý, Trần,
hồ và tuyệt tích vào thời thuộc Minh.
Đến thời vua Lê Thái Tông, quy chế Cổn

kép may bằng tơ Bát ti bóng màu
vàng chính sắc, thêu đôi phượng
và các hình liên đằng, hồi văn.
Dưới gấu làm bằng tơ Bát ti bóng
màu hoa xích, thêu rồng mây,
sóng nước, liên đằng, hồi văn,
lót trừu màu hoa xích thêu hình
mẫu đơn, bươm bướm. Bốn bên
may liền tơ Bát ti bóng màu ngọc
lam. Viền gấm hạng nhất hoa
sen thuần vàng màu bảo lam
gắn trừu màu đỏ thêu mẫu đơn,
bươm bướm. Thùy anh, long bài vàng ba mặt đều làm bằng vàng, hình
chiếc mộc rồng mây, xung quanh sợi nhiễu tuyến khảm các loại ngọc hỏa
tề, trân châu, kim cang, san hô hơn 300 hạt, hơn 50 dải thùy anh kim
tuyến. Đai loan một chiếc, lan can kim tuyến Tây dương khảm 1 hạt kim
cang hình phương đình. Xung quanh khảm hạt kim cang, bên ngoài bọc
vàng, khuy kép, chân cúc xâu chuỗi trân châu, san hô, thanh liễu hình
hoa 9 đóa. Hia có thân làm bằng tơ Bát ti màu thâm may xen với tơ Bát ti
bóng màu vàng chính sắc, lót tơ Bát ti bóng màu hoa xích.”

(1)

1. (Việt) Hội điển - Q.78. Tr.8-10. Nguyên văn:狹袖跑製用正黃純綫光素涼紗,繡龍雲、水波、古圖、
八寳,裏牡丹蝶赤花紬,緣寶藍純金蓮花一項錦,均串結細小珍珠、珊瑚粒。雲肩連領子用天青光
素八絲緞,繡龍雲、水波、古圖、八寳。馬掛(謬文,該為褂)二用烏八絲,繡龍雲、水波、蝙
蝠、火焰。夾裳用正黃光素八絲,繡雙鳳竝連藤、迴文等樣。下花赤光素八絲,繡龍雲、水波竝連
藤、迴文。裏牡丹蝶赤花紬。四邊鑲玉藍光素八絲。緣寳藍純金蓮花一項錦,結牡丹蝶赤色紬。垂
纓金龍牌三,面各金製。龍雲盾樣,周圍遶綫,嵌火齊、珍珠、金剛、珊瑚各項玉三百餘粒,金綫
垂纓五十餘條。鸞帶一,西洋金綫欄杆嵌金剛粒,方亭樣一,四圍嵌金剛粒,外包黃金竝夾版𨨠腳
串結珍珠、珊瑚、青柳花樣該九朵。靴身烏八絲間縫正黃光素八絲,裏花赤光素八絲

Quân phục của vua Khải Định và Thái tử Bảo

Long (1936-2007).

Vua Minh Trị Nhật Bản (1852-1912), vua Khải Định Việt Nam (1885 - 1925), vua Phổ Nghi Trung

Quốc (1906-1967), vua Cao Tông Triều Tiên (1852-1919) mặc Quân phục.

Ngữ 敔, nhạc khí sử dụng khi tế

Giao áp dụng theo Chu lễ. Ngữ của

nhà Thanh (Bảo tàng Cố cung Bắc

Kinh), Ngữ của nhà Nguyễn (BAVH)

và Ngữ của Hàn Quốc (Bảo tàng Cố

cung quốc lập Seoul). (Ảnh: TQĐ).

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.