NGÀN NĂM ÁO MŨ - Trang 224

304

305

QUY CHẾ CỔN MIỆN CỦA CÁC QUAN NHÀ NGUYỄN

(theo Hội điển)

Cổn Miện 6 lưu 5 chương

Các quan chính nhị phẩm

trở lên

Cổn Miện 4 lưu 3 chương

Quan văn tòng nhị phẩm

và Chính tam phẩm

Mũ Miện trước và sau đều có 6 lưu, mỗi

lưu 5 dây thái tảo, 6 tựu, xâu bởi 6 hạt châu

chất liệu ngọc; xung quanh miện bản

quấn đồng khắc hoa văn mây rủ; mũ mạ

vàng sức bác sơn vàng, 2 giao long vàng, 1

kim tuyến, ở chỗ cài trâm cũng sức bằng

vàng, còn lại đều theo quy chế Miện phục

của hoàng tử và vương công

Mũ Miện phía trước và sau đều 4

lưu, mỗi lưu 5 thái tảo, 4 tựu, xâu

4 viên ngọc châu thái thảo, còn lại

đều theo quy chế của quan chính

nhị phẩm; riêng lược bỏ đi 2 hình

giao long vàng

Áo xanh 3 chương thêu Phấn mễ 2 hình ở

vai 1 hình ở lưng; Tảo, Tông di ở hai tay áo,

mỗi chương 3 hình; cổ áo như màu áo

Áo xanh 1 chương thêu Phấn mễ 2

hình ở vai, 1 hình ở lưng, ở hai ống

tay áo cũng lại thêu mỗi bên 2 hình;

Thường màu đỏ nhạt 2 chương, thêu Phủ,

Phất mỗi chương 2 hình; cổ áo Trung Đơn

làm bằng sa trắng thêu 7 hình Phất

Thường màu đỏ nhạt 2 chương,

thêu 2 hình Phủ và 2 hình Phất

Tế tất và đại thụ đều thêu chương Sơn. Đại thụ trong và ngoài đều làm bằng là

trắng, ở phần eo không có viền, ở chỗ rủ xuống viền màu lục. ngọc bội xâu bởi 3

viên ngọc châu thái thảo, còn lại đều theo quy chế bội, thụ của hoàng tử và các

vương công. Đai màu đỏ nhạt, mặt trước sức 6 miếng gồm hình vuông lẫn hình

quả trám, bề mặt đều khảm đồi mồi, viền đồng mạ vàng

như vậy, một cách tổng

quan có thể thấy quy chế Cổn
Miện của nhà nguyễn đã
tham khảo từ hai nguồn chính
là quy chế nhà Tống và nhà
Minh, khớp với lời nhận định
có phần khoa trương của triều
thần Lý Văn Phức “Đai rộng
mũ cao, ấy y phục Tống Minh
vậy.
” Trong đó, Cổn Miện 9
lưu 9 chương được tham khảo
từ quy chế Minh, còn Cổn
Miện 6 lưu 5 chương và 4 lưu
3 chương được tham khảo từ
quy chế Tống. Dĩ nhiên, như
chúng tôi đã đề cập, toàn bộ
kiểu dáng hoa văn, trang sức,
cũng như sự kết hợp giữa các
phục sức (Thường, Kế y, đại
thụ, tế tất, đại đới v.v.) trong
bộ Cổn phục của Việt nam
không rập khuôn theo tỉ lệ 1:1
so với quy chế cổ của Trung
Quốc. Tình hình này cũng xảy
ra tượng tự ở Triều Tiên. So
sánh sự bố trí hoa văn hỏa,
hoa trùng, Tông di trên áo
Cổn 9 chương của vua Triều
Tiên với áo Cổn 9 chương của
vương công triều nguyễn, có
thể thấy được sự đại đồng tiểu
dị này.

绿。衣一章繪粉米,裳二章,綉黼、黻[…]光禄卿、监察御史、读册官、举册官、分献官以上服之

Cổn Miện 4 lưu 3 chương của Quan

văn Tòng Nhị phẩm và Chính Tam

phẩm. (Phục dựng. Tranh: Lý Tiệp).

Trang phục Hoàng đế và Hoàng thân triều Nguyễn mặc khi tế Giao do Nguyễn Văn Nhân vẽ năm

1902 (Hoàng phái sắc phục tự thiên tử chí tôn thất) chỉ là dạng trang phục vẽ theo trí tưởng tượng của

họa sĩ. Có lẽ do Nguyễn Văn Nhân chưa được chứng kiến lễ tế Nam Giao để tận mắt thấy Cổn Miện.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.