NGÀN NĂM ÁO MŨ - Trang 265

384

385

đã mô phỏng sừng giải trãi chế ra loại mũ
áp dụng cho các quan thực thi pháp luật,
nhằm nhắn gửi ý niệm về lương tri và sự
công bằng. Triều đình nhà Lý, Lê, Nguyễn
Việt Nam đều áp dụng mũ Giải Trãi cho các
vị pháp quan, tuy nhiên kiểu dáng mũ mão
mỗi thời mỗi khác biệt, thời Lý mũ này có
kiểu dáng Lương Quan, còn thời Nguyễn có
kiểu dáng Phốc Đầu.

Giao bào: tên loại áo bào được thêu các

hình giao long dạng tròn thời Nguyễn.

Giao lĩnh: cũng gọi là trực lĩnh, trường

lĩnh, nôm na gọi là áo tràng vạt, chỉ loại áo
cổ bắt chéo trước ngực, như loại áo tràng
của các nhà sư chúng ta vẫn thấy hiện nay.

Giáp Minh Quang: loại áo giáp hoàn

bị vào thời Đường với đặc trưng là hai tấm
hộ tâm hình tròn trước ngực và hai miếng
trang sức hình đầu hổ gắn hai bên vai.

Giáp Trụ: tên gọi chung của áo Giáp và

mũ Trụ. Xem: Đâu Mâu.

Giày Tích: loại giày có hai lớp đế, lớp

trên làm bằng gai hoặc da, lớp dưới làm
bằng gỗ. Giày Tích vốn là loại giày thời Hán,
về sau chỉ còn được sử dụng vào những dịp
đại lễ. Từ năm 1396 đến 1404, triều đình
Trần - Hồ quy định văn võ bá quan từ lục
phẩm trở lên đều được đi giày Tích trong
các buổi Thường triều. Vào thời Lê sơ, triều
đình nhà Lê vẫn thường thưởng giày Tích
cho công thần.

Hổ Đầu: mũ Thường phục áp dụng cho

quan võ nhất, nhị, tam phẩm triều Nguyễn.

Hổ Quan: loại mũ làm bằng sắt, có hình

đầu hổ, xuất hiện tại Trung Quốc vào thời
Tùy Đường - Ngũ Đại, từ thời Tống trở về

sau không thấy nữa, tại Việt Nam hiện chỉ
thấy qua tấm ngói có niên đại thời Trần.

Hoa bào: tên loại áo bào được thêu các

hình hoa tròn thời Nguyễn.

Hoành: tên gọi của một loại dây trên

mũ Miện giữ mũ cố định trên đầu, một
đầu dây buộc trâm ngọc cài trên mũ, sau
đó vòng qua cằm vắt lên đầu kia của trâm.
Trâm dùng để cố định búi tóc. Vào thời
Nguyễn, dây hoành được thay thế bằng dây
thùy anh. Xem: Thùy anh.

Hốt: miếng ngà (hoặc gỗ, tre) hình chữ

nhật, các quan cầm ở tay trong các buổi đại
lễ, thiết triều, tính chất tương tự ngọc khuê.
Xem: Ngọc khuê.

Hung bối. Xem: Bổ tử.
Kế y: loại áo trắng cổ tròn cộc tay, kết

hợp với thường, được mặc lót bên trong Lễ
phục, Triều phục và Thường phục của vua
quan, quý tộc triều Nguyễn.

Khăn xếp: khăn vấn tóc của đàn ông

được quấn xếp nếp đều đặn, chít theo kiểu
chữ Nhất 一, hoặc chữ Nhân 人 ở giữa trán.
Khoảng năm 1920, 1930, người Việt mới chế
ra loại khăn khâu dán liền những vành nếp
lại, chỉ việc đặt chụp lên đầu cho nhanh
chóng và thuận tiện, gọi là khăn xếp.

Khố: đồ mặc phía dưới của đàn ông, có

khi chỉ chiếc quần hai ống, cũng có khi chỉ
dạng khăn quấn quanh eo và đùi che hạ bộ.

Khước Phi: mũ Thường phục của quan

ngự sử đài thời Trần - Hồ kể từ sau năm
1396.

Kim Quan: loại mũ Triều phục của

hoàng tử, hoàng thân được phong tước
quận công, huyện công, hương công, huyện

hầu và hương hầu triều Nguyễn, thường kết
hợp với áo bào Tứ linh màu đỏ.

Lễ phục: chỉ loại trang phục vua quan

mặc vào các buổi cúng tế, lễ tiết, cũng có
khi được gọi là Tế phục.

Long bào: loại áo bào thêu hình rồng

của vua chúa nói chung.

Lương Cân: 1. loại mũ thời vua Lê Thánh

Tông, được làm bằng lông đuôi ngựa, tên
mũ có nghĩa là “mũ mát” vì thường được
sử dụng vào mùa hè. 2. loại mũ đội khi vào
chầu của hoàng tử, vương tử chưa được
phong tước theo quy chế năm 1661. 3. loại
mũ Thị phục chầu chúa của các quan văn
theo quy chế năm 1721.

Lương Quan: còn gọi là mũ Tiến Hiền,

có các viền lương trang sức chạy dọc trên
thân mũ, số viền lương được dùng để phân
biệt phẩm cấp của bá quan.

Lưu: 1. tên gọi của các chuỗi ngọc châu

đính ở hai đầu Miện bản trên mũ Miện. Số
lưu được quy định dựa vào thân phận của
người đội mũ, như mũ của hoàng đế có 12
lưu, mũ của vương công có 9 lưu. 2. tên của
loại dải thắt Bào phục của vua và hoàng
hậu triều Nguyễn.

Mã quái: loại áo cổ tròn cộc tay, mở

ngực, cài bằng cúc, mặc lót bên trong.

Mãng bào. Xem: Tứ linh bào.
Mãng lan: dạng áo hẹp tay, có lối thêu

sức tương tự như Mãng bào, song chiều dài
vạt áo và ống tay áo đều ngắn hơn Mãng
bào, được áp dụng cho một số vị quan võ
triều Nguyễn.

Miện: còn gọi là mũ Lưu Miện, mũ Bình

Thiên, có ván úp hình chữ nhật, đính các

dây ngọc rủ ở phía trước và phía sau, gọi là
lưu. Xem: Lưu.

Miện bản: còn gọi là diên, ván úp hình

vuông (hoặc chữ nhật) trên mũ Miện.

Mũ Nhục. Xem: Đinh Tự.
Mũ Trụ. Xem: Đâu Mâu.
Ngọc khuê: miếng ngọc hình chữ nhật,

nhọn đầu, vua và đại thần cầm ở tay trong
các buổi đại lễ, tính chất tương tự hốt. Xem:
Hốt.

Ngư đại: loại phục sức đeo trên đai

của các quan văn. Ở Trung Quốc vào thời
Đường, Ngư đại có dạng phù hiệu mang
hình con cá, đựng trong túi, dùng như thẻ
bài để ra vào đại nội. Đến thời Tống, Ngư
đại không còn được đựng trong túi mà
dùng vàng bạc trực tiếp chế thành hình
con cá đeo ở đai, chỉ mang tính trang sức,
tỏ sự cao sang vinh hiển. Ngư đại xuất hiện
tại Việt Nam muộn nhất là vào năm 798, bị
phế bỏ vào thời Lê sơ.

Nhật Bình: áo Triều phục dành cho

cung tần nhất, nhị, tam, tứ giai và là Thường
phục của hoàng thái hậu, hoàng hậu, công
chúa triều Nguyễn. Đây là loại áo xẻ cổ, có
dạng đối khâm, cổ áo to bản tạo thành hình
chữ nhật ở trước ngực, dưới ức có dải vải
buộc hai vạt áo.

Ô Sa: mũ dành cho quan văn, có hai

tầng, thân tròn, hai cánh chuồn tròn và to
bản. Mũ này vốn được chế ra dựa trên kiểu
dáng mũ Phốc Đầu. Xem: Phốc Đầu.

Phong Cân: còn gọi là mũ Tú Tài, loại

mũ áp dụng cho quan văn chưa nhập lưu
và là mũ Lễ phục của dân gian, kiểu dáng
tương tự mũ Văn Tú Tài, song không có

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.