NGÀN NĂM ÁO MŨ - Trang 267

388

389

biếc làm thành sáu tua, đính vào đai ngang
ở sau mũ. Từ năm 1396 đến hết triều Hồ, mũ
Toàn Hoa được áp dụng làm mũ Thường
phục của các quan văn võ tòng thất phẩm.

Tràng vạt. Xem: Giao lĩnh.
Triều phục: loại trang phục vua quan

mặc vào các buổi lễ nhỏ, song vào thời
Nguyễn, được đồng nhất với Công phục,
chỉ loại trang phục mặc vào buổi Đại triều
ngày rằm và mồng một.

Triều Thiên: 1. mũ Thường triều của các

vương, hầu để tóc dài thời Trần; 2. tên gọi
khác của mũ Xung Thiên thời Lê, loại mũ có
kiểu dáng tương tự mũ Phốc Đầu, hai cánh
chuồn hơi gập, hướng lên trời.

Trực lĩnh: 1. tên gọi khác của áo giao

lĩnh; 2. chỉ loại áo cổ thẳng nói chung, bao
gồm cả áo giao lĩnh, tứ thân, Nhật Bình.
Xem: Giao lĩnh.

Trung đơn: áo lót trong màu trắng, kiểu

giao lĩnh, cổ áo thường được thêu các hoa
văn Phủ.

Trung Tĩnh: loại mũ Tiện phục của các

chức quan đội khi nhàn hạ, không phải vào
triều theo quy chế của nhà Minh, Trung
Quốc. Tại Việt Nam, hiện chỉ thấy loại mũ
này được thể hiện trên pho tượng hoàng tử
Lê Đình Tứ chùa Bút Tháp, Bắc Ninh.

Trường lĩnh. Xem: Giao lĩnh.
Tứ thân: loại áo xẻ tà hai bên sườn, có

hai vạt kiểu đối khâm, cổ áo có viền chạy
thẳng xuống dưới, dài quá gối. Loại áo tứ
thân thời Nguyễn thường thấy là loại áo
hẹp tay, tuy nhiên từ thời Lê trở về trước,
ống tay áo rộng hẹp đều được tùy nghi sử
dụng.

Tứ Điên: loại áo cổ tròn, từ phần ức trở

xuống xẻ tà, được may bằng bốn khổ vải,
thường có màu đen, được sử dụng phổ biến
trong cung đình và dân gian Việt Nam thời
Lý - Trần.

Tứ linh bào: còn gọi là Mãng bào, áo

bào Triều phục của các quan nhất, nhị, tam
phẩm triều Nguyễn, trên áo được thêu bốn
loài linh thú long, ly, quy, phượng.

Tứ Phương Bình Định: mũ của nho

sinh, tú tài thời Minh Trung Quốc và của
các tôn sinh quý tộc của nhà Nguyễn Việt
Nam. Loại mũ này làm bằng the, bốn bên
vuông vức, trên rộng dưới hẹp.

Tứ Phương Bình Đính: loại mũ quân

trang áp dụng cho Thập đạo quân thời vua
Đinh Tiên Hoàng, được duy trì đến thời
Lê Trung Hưng. Loại mũ này làm bằng da,
đỉnh phẳng, bốn bên vuông vức được khâu
ráp lại, trên hẹp dưới rộng.

Tử tu gián bích: dải vải nhung màu tía

pha biếc được gắn ở sau mũ Thường phục
của các quan nhà Trần. Ở mũ của Tụng
quan, dải vải này được phân làm sáu tua,
gắn ở đai ngang sau mũ.

Văn Công: mũ Thường phục áp dụng

cho quan văn nhất, nhị, tam phẩm triều
Nguyễn, trang sức toàn bằng vàng, có hai
dải anh sức hoa vàng khảm ngọc châu.

Văn Tú Tài: mũ Thường phục áp dụng

cho các quan văn võ thất, bát, cửu phẩm
triều Nguyễn, kiểu dáng tương tự mũ Đông
Pha, riêng lá phủ phía sau mũ phẳng là
khác biệt. Xem: Đông Pha.

Vĩ Địch: Lễ phục tôn quý nhất trong sáu

loại trang phục của hậu phi, tương đương

với trang phục Cổn Miện của hoàng đế,
màu đen huyền hoặc xanh sẫm, thêu hoa
văn chim trĩ.

Viên lĩnh. Xem: Đoàn lĩnh.
Viễn Du: mũ Thường phục của các vị

vương hầu thời Trần - Hồ kể từ sau năm 1396.

Võ Đại Long: loại mũ quân phục của các

vị vua đầu triều Nguyễn, được kết hợp với
Long bào hẹp tay.

Võng cân: dạng lưới bọc quanh đầu để

cố định tóc được áp dụng vào triều đình
Đàng Trong từ năm 1744 và tiếp tục sử
dụng trong cung đình triều Nguyễn.

Xiêm: vốn chỉ tế tất, vuông vải hình chữ

nhật che trước hạ thể, vào thời Nguyễn được
dùng để chỉ thường. Xem: Thường, Tế tất.

Xuân Thu: 1. loại mũ Lễ phục của hoàng

đế triều Nguyễn sử dụng khi tế lễ tại tông
miếu; 2. loại mũ Thường phục của các quan
võ tứ, ngũ, lục phẩm triều Nguyễn.

Xung Thiên: dạng mũ có kiểu dáng như

mũ Phốc Đầu, riêng hai cánh chuồn hướng
lên trời. Đây là loại mũ Thường phục của
các vua thời Lê sơ, và là mũ Triều phục của
vua Lê, chúa Trịnh, cũng như vua chúa nhà
Nguyễn. Quy chế trang sức trên mũ ở mỗi
thời mỗi khác.

Yến Vĩ: mũ Tiện phục của các quan võ

triều Lê Trung Hưng, thân hình lục lăng,
sau mũ có một lá phủ tương tự hình đuôi én
nên còn được gọi là mũ Đơn Diệp (lá đơn),
hoặc mũ đuôi én.

A. Tư liệu Việt Nam:
An Nam phong tục sách (安南風俗冊).

Mai Viên Đoàn Triển. Nxb Hà Nội. 2008.

Bảo tàng Mỹ thuật Cung đình Huế. Tập

1. Thái Công Nguyên chủ biên. Trung tâm
bảo tồn di tích cố đô Huế. 1997

Bị khảo (備攷). Phạm Đình Hổ. Viện

nghiên cứu Hán Nôm. KH: A.956.

Bản rập họa tiết mỹ thuật cổ Việt Nam.

Viện Mỹ thuật. Nxb Mỹ Thuật. 2000

Các thể văn chữ Hán Việt Nam. Viện

Nghiên cứu Hán Nôm. Nxb KHXH. 2010

Chỉ Nam ngọc âm giải nghĩa (指南玉音

解義

). Trần Xuân Ngọc Lan phiên âm và

chú giải. Nxb KHXH. 1985.

Chu nguyên tạp vịnh thảo (周原雜詠草).

Lý Văn Phức. Viện nghiên cứu Hán Nôm.
KH: VHv.1146

Cổ luật Việt Nam: Quốc triều hình luật

và Hoàng Việt luật lệ. Viện Sử học. Nxb
Giáo Dục Việt Nam. 2009

Cổ vật Thăng Long Hà Nội. Sở Văn hóa -

Thể thao và Du lịch Hà Nội. 2010.

Công dư tiệp ký (公餘捷記). Viện nghiên

cứu Hán Nôm. KH: A.44

Công hạ ký văn (公暇記聞). Trương

THƯ MỤC SÁCH TRÍCH DẪN

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.