NGÀN NĂM ÁO MŨ - Trang 266

386

387

trang sức, không thêu hoa, màu đen tuyền.
Xem: Đông Pha, Văn Tú Tài.

Phốc Đầu: loại mũ hai tầng, tầng sau

nhô cao hơn tầng trước, là nơi chứa búi tóc,
gáy mũ đính hai cánh chuồn nằm ngang.
Mũ Phốc Đầu thời Tống có dáng vuông vức.
Nhà Minh về sau dựa theo kiểu dáng mũ
Phốc Đầu thời Tống chế ra một dạng mũ
tròn, hai cánh chuồn tròn, to bản, gọi là mũ
Ô Sa. Mũ Phốc Đầu được du nhập vào Việt
Nam từ năm 1059, áp dụng làm mũ Thường
phục của bá quan, đến thời Trần bị phế
bỏ, tái du nhập vào triều Lê sơ. Đến thời
Nguyễn, nhà Nguyễn quy định mũ Phốc
Đầu vuông là loại mũ dành cho quan võ,
mũ Phốc Đầu tròn (Ô Sa) dành cho quan
văn. Mũ Phốc Đầu của Việt Nam hầu hết
đều được gắn các trang sức bằng kim loại.

Phù Dung: một loại mũ của vua nhà

Trần theo ghi nhận của Lê Tắc, nhiều khả
năng là mũ Thường triều, thường được biết
đến là mũ của Đạo giáo, có hình dạng bông
sen, chụp vào búi tóc.

Phú hậu: hai cánh dôi ra từ hai bên sườn

áo bào theo quy chế của nhà Minh, được áp
dụng vào triều đình Lê Trung Hưng và triều
Nguyễn.

Phương tâm khúc lĩnh: dạng phục sức

làm bằng lụa trắng, hình tròn để đeo vào
cổ, chính giữa có một đoạn lụa dôi xuống
hình vuông, thường được phối với Lễ phục
của vua và các quan đại thần, ít nhất còn
được sử dụng đến thời Trần. Nhà Nguyễn
không sử dụng loại phục sức này.

Phương Thắng: mũ Thường phục của

tôn thất thời Trần - Hồ kể từ sau năm 1396.

Phượng bào: áo bào thêu hình chim

phượng của hậu phi triều Nguyễn nói
chung.

Phượng ngư tú phục: dạng áo bào Triều

phục của tước hầu, minh tự thời Trần, trên
áo thêu hoa văn phượng cá.

Phượng Quan: mũ Triều phục của hậu

phi triều Nguyễn, ngôi thứ được phân biệt
bởi số lượng trang sức phượng múa rồng
bay trên mũ. Mũ có chín hình phượng múa
rồng bay được gọi là Cửu Phượng Quan, có
bảy hình gọi là Thất Phượng Quan…

Quần: từ chỉ chung các loại váy, bao

gồm cả thường. Tuy nhiên, từ cuối thời
Nguyễn, khái niệm quần được dùng để chỉ
loại đồ mặc phía dưới, có hai ống chân.
Xem: Khố, Quần chân.

Quần chân: chỉ loại quần có hai ống

chân phân biệt với loại quần không đáy, là
chiếc váy cố cựu của phụ nữ Việt xưa kia.

Quyển Vân: tên gọi khác của mũ Thông

Thiên, loại mũ có chóp uốn cong ngả về
phía sau, trông như áng mây cuộn, thân
mũ có các viền lương được đính các hạt
ngọc châu. Đây là loại mũ Triều phục của
vua Tống. Qua ghi chép của Lê Tắc, các vua
nhà Trần cũng sử dụng mũ Quyển Vân, có
lẽ khi áp dụng vào Việt Nam, loại mũ này
cũng được sử dụng trong các buổi Đại triều.

Song khai: loại áo xẻ vạt trước, vạt sau,

trang phục thông dụng của binh lính triều
Nguyễn.

Tam Sơn: loại mũ có những múi hình

mây uốn cong ở chóp mũ, có ngọc châu
đính dọc các viền lương tương tự mũ
Quyển Vân Thông Thiên, có trang sức hình

tam sơn (ba ngọn núi) đính ở giữa trán mũ.

Tế tất: vuông vải hình chữ nhật che phía

trước hạ thể, một trong những phụ kiện của
Lễ phục Cổn Miện.

Thái bào: tên gọi chung của các loại áo

bào được thêu hoa văn sặc sỡ.

Thái Cổ: mũ Thường phục của các quan

văn võ chính thất phẩm, bát phẩm, cửu
phẩm thời Trần - Hồ kể từ sau năm 1396.

Thanh Cát: 1. loại vải Cát thường có màu

xanh đen, ngoài ra còn được nhuộm thành
các màu hỏa minh, vi minh và màu quỳ. 2.
loại áo Tế phục của vua chúa, Thường phục
của quan lại, đồng thời cũng là Tiện phục
của quan dân triều Lê Trung Hưng, sự khu
biệt dựa trên màu sắc áo. 3. loại mũ của một
số hạng binh lính cấp thấp, của thường dân
triều Lê Trung Hưng, có kiểu dáng tương tự
mũ Đinh Tự, cũng là loại mũ các quan đội
khi nước có quốc tang.

Thao: 1. loại dây tết dùng để treo vào

nón (nón quai thao). 2. loại dây tết dùng để
thắt lưng, được sử dụng rộng rãi vào thời Lê
Trung Hưng.

Thân: tên gọi khác của đại đới, một

dạng đai thắt lưng, có hai dải to bản buông
xuống dưới chân.

Thất Long Đường Cân: loại mũ Triều

phục của hoàng thái tử triều Nguyễn, có
kiểu dáng tương tự mũ Cửu Long Đường
Cân của hoàng đế, song số lượng trang sức
trên mũ có sự gia giảm. Xem: Đường Cân.

Thiên Hà đới: dải lụa trang sức vắt ngang

miện bản trên mũ Miện của đế vương.

Thị phục: trang phục bá quan sử dụng

khi vào chầu chúa Trịnh.

Thông Thiên: tên gọi khác của mũ

Quyển Vân vào thời Trần, mũ Triều Thiên
vào thời Lê, và mũ Xung Thiên vào thời
Nguyễn. Xem: Quyển Vân, Triều Thiên,
Xung Thiên.

Thụ: còn gọi tổ thụ, dải tết bằng các

sợi tơ thắt ở sau lưng, gồm đại thụ, dải tết
kín hình chữ nhật, và tiểu thụ, dải tết thưa,
nằm trên đại thụ.

Thường: một dạng váy quây, quây ra

ngoài chiếc quần hai ống, loại trang phục
này phổ biến trong dân gian Việt Nam vào
thời Lý - Trần. Đến thời Nguyễn, thường
còn được gọi là xiêm, trang phục được quy
định sử dụng trong những buổi lễ, thiết
triều, áp dụng đối với vua quan và hoàng
tộc, những người có danh vị và phẩm trật.
Xem: Xiêm.

Thường phục: trang phục mặc vào

những buổi Thường triều, các ngày mồng
5, 10, 20, 25.

Thùy anh: tên gọi khác của dây hoành

trên mũ Miện dành cho hoàng đế triều
Nguyễn, được làm bằng tơ vàng, thắt ở cằm,
có tua hình hạt bột rủ xuống. Xem: Hoành.

Thủy ba: hoa văn sóng nước trên áo bào

triều Lê - Nguyễn.

Tiện phục: trang phục vua quan mặc

vào ngày thường, những lúc không phải
thiết triều.

Tiêu kim tử phục: dạng áo bào Triều

phục màu tía nạm vàng của tước vương
thời Trần.

Toàn Hoa: loại mũ áp dụng cho ngạch

Tụng quan của nhà Trần, có hai kim hoàn
đính ở hai bên mũ, vải nhung màu tía pha

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.