124
125
thần Trần Cương Trung năm 1293: “Sắc mũ
màu xanh sẫm, làm bằng lụa quết sơn, quây
quanh trán bằng một sợi sắt, phần trước cao
một thước, uốn cong ra sau chạm tới gáy, dùng
dải đai thắt ngược lại ra sau, chóp mũ có móc
sắt, người có chức quyền gia thêm dải vải vào
móc.”
(1)
Riêng dải vải đính vào mũ, Toàn thư
cho biết năm 1301, mũ Đinh Tự dành cho bá
quan văn võ đều nhất loạt được gắn dải tua
màu tía pha biếc, tên chữ là Tử tu gián bích
(2)
.
Dải vải này, theo Lê Tắc, được gắn vào đai
ngang sau mũ Thường phục của nội quan nhà
Trần “loại mũ thượng phẩm đội khi Thường
triều dùng vải nhung màu tía pha biếc làm
thành sáu tua, đính vào đai ngang sau mũ”.
Có khả năng trong quá trình sao chép, Sứ Giao
thi tập của Trần Cương Trung đã chép nhầm
một số chữ do hình thể văn tự gần giống nhau,
cụ thể chữ 項 hạng (gáy) đã bị chép nhầm thành chữ 頂 Đỉnh (chóp), câu
“chóp mũ có móc sắt, người có chức quyền gia
thêm dải vải vào móc” nên được cải chính
thành “gáy mũ có móc sắt”. ngoài ra, Toàn
thư cho biết, năm 1300, “chế ra kiểu áo mũ
mới cho quan võ đội, quan văn đội mũ Đinh
Tự màu đen và Tụng quan đội mũ Toàn Hoa
màu xanh như quy chế cũ”, chứng tỏ quy chế
mũ Đinh Tự đã được đặt định vào trước năm
1300, cho nên năm 1293, Trần Cương Trung
sang Đại Việt mới thấy được loại mũ này.
Kết hợp sử liệu với các tư liệu tranh
tượng thời Lê Trung hưng, có thể thấy tuyệt
đại đa số hình tượng binh lính, quan võ cấp
1. (Trung) Nguyên thi kỷ sự - Q.9 - Sứ Giao thi tập. Tr.178. Nguyên văn: 斜鈎青繒帽[…]巾色深青,髹繒
為之,貫額以鐵線,前髙二尺而屈之及頸,以帶束反結其後,頂有鐵鈎,有職掌則加帶于鈎
2. (Việt) Toàn thư. Nguyên văn: 辛丑九年春正月,詔文武全戴丁字巾加紫須間碧
thấp cho đến dân thường triều Lê đều đội loại mũ có dáng cong tròn,
vươn ra sau gáy. Ở một số pho tượng như tượng quan hầu tại đền Sĩ
nhiếp (Bắc ninh) còn xuất hiện dải vải đính ở gáy mũ, buông ra sau
lưng. Chúng tôi cho rằng, mũ Đinh Tự nguyên thủy là loại mũ phỏng
theo hình dạng chữ Đinh, nét ngang của chữ Đinh tượng hình trán mũ,
nét sổ móc tượng hình thân mũ cong tròn hướng ra phía sau. Chính hình
dạng “kỳ dị” này đã khiến loại mũ Đinh Tự bị nho thần triều Lê Trung
hưng và triều nguyễn chê là “thô
bỉ” và “ti tiện”.
d. Toàn Hoa, Bồn Hoa 攢花
巾, 盆花巾
Theo An Nam chí lược, ngạch
Tụng quan trong quan chế nhà
Trần bao gồm “Nhập nội Phán thủ
hầu cai quản ngạch quan Cận thị,
thượng phẩm hầu, thượng phẩm
minh tự, thượng phẩm đại liêu
ban, thượng phẩm phụng ngự,
trung phẩm phụng ngự, hạ phẩm
phụng ngự, thị vệ nhân hóa đầu
(Toàn thư: hỏa đầu)
, thị vệ nhân dũng giả, thị vệ nhân, phân quyền quan,
thái sư thái úy vệ đô quan, vương hầu nha hành khiển quyết vệ nội thị,
vương hầu nha quản giáp.”
Toàn thư đồng thời cho biết: tháng 10 năm 1374, nhà Trần định lại
ngạch Tụng quan, đặt sáu cục Cận thị Chi hậu, lấy vương hầu làm chánh
chưởng, 800 người làm “Thị vệ nhân” trong Chi hậu, do phán thủ cai
quản, đều đội mũ Bồn hoa
(1)
. Thông tin trên cho thấy Tụng quan được
cấu thành bởi các Chi hậu nhỏ, gồm chung ngạch Cận thị quan và nội
quan. Đứng đầu ngạch là chánh chưởng, đứng đầu Chi hậu là phán thủ,
phân thượng, trung, hạ ba phẩm, cai quản thuộc quan như thái giám,
thị vệ, thị nữ v.v.
Quy định quan phục năm 1300 cho biết toàn bộ ngạch Tụng quan
đều đội mũ Toàn hoa màu xanh như quy chế trước đây. Trong đó, mũ
1. (Việt) Toàn thư. Nguyên văn: 冬十月,定從官,置近侍祗候六局,以土侯宗室為正掌,祗候内八百
作侍衛人,属判首掌者並戴盆花巾
Chữ Đinh
丁
nằm ngang;
Tráng sĩ Đền Đô, Bắc Ninh.
Tụng quan thời Trần trong Trúc Lâm đại sĩ
xuất sơn đồ.
Tượng chùa Dâu, xõa tóc, đội mũ
Đinh Tự. (Ảnh: TQĐ).