133
đại của tranh. Trong lời bạt ghi rõ
năm Vĩnh Lạc thứ 18 (1420), và có
ba người ghi rõ niên đại tại phần lạc
khoản; Trần Đăng, người viết chữ
triện dẫn thủ, lại là huyện lệnh La
Điền giữa thời Hồng Võ, điều này
xác quyết rằng, bức tranh không thể
muộn hơn thời Minh sơ, có thể truy
lên đến cuối thời Nguyên […] Bức
tranh này vào cuối thời Minh được
Hạng Nguyên Biện thu giữ, sau khi
được đưa vào nội phủ nhà Thanh,
trước khi Phổ Nghi nhường ngôi, với
danh nghĩa là vật thưởng cho Phổ
Kiệt, đã được vận chuyển cùng một
số bức thư họa khác qua Thiên Tân
tới ngụy cung Trường Xuân. Sau
khi Thế chiến thứ hai kết thúc, Phổ
Nghi mang các họa phẩm này chạy
tới thành phố Lâm Giang tỉnh Cát
Lâm, bị quân ta bắt được, giao lại
cho Ngân hàng nhân dân Đông Bắc
chuyển cho Ủy ban quản lý văn vật
Đông Bắc, sau đó đưa về Bảo tàng
Đông Bắc tức Bảo tàng Liêu Ninh
ngày nay cất giữ”
(1)
.
Cần lưu ý thêm rằng, vị quan
người Việt Trần Quang Chỉ và
1. Liêu Ninh tỉnh bác vật quán tàng - Thư họa trước
lục - Hội họa quyển. Tr.248
những người viết lời bạt sau tranh
đều không một lời nhắc đến danh
họa Trần giám như. Trong khi đó,
Dư Đỉnh sau khi nghe Trần Quang
Chỉ thuật lại sự tích của vua Trần,
liền nói “Từ triều trước đến nay,
tên tuổi ngài không được biết đến ở
Trung châu [...] Nay may gặp thánh
triều, khôi phục cương thổ thời Hán
Đường, thu hết đất ấy, nhập vào bản
đồ, khiến phong tục đồng văn đồng
quỹ, nên tranh này mới được truyền
bá ở kinh sư. Bằng không, tên tuổi
của đại sĩ cũng chỉ lưu truyền ở một
vùng Nam Giao mà thôi [...] Người
Nam Giao vẽ lại sự việc nhất thời,
hoan hỷ truyền xem”
(2)
. Phó hiệp viết
lời bạt cuối tranh cũng nói “Người
trong nước hâm mộ, làm ra tranh
này”
(3)
. như vậy, với những chứng
cứ hiện có, chúng tôi cho rằng tác
giả của Trúc Lâm đại sĩ xuất sơn đồ
không phải Trần giám như, mà rất
có thể là một họa sĩ Việt nam.
2. Lời bạt sau tranh. Nguyên văn: 然自勝國以來,
而其名不聞於中州。蓋自五季以後,南交之
地,列為外夷,與中國風氣不通。今而幸際聖
朝,恢復漢唐之故疆,盡收其地,歸於職方,
而為同軌同文之俗,而茲圖乃得流播於京師。
不然,則大士之名,亦僅傳於南交之一區而已
耳[…]南交之人圖繪其一時之事,樂為傳觀
3. Như trên. Nguyên văn: 邦人歆豔,作為是圖
III. TRAng PhỤC QUÂn ĐỘI
Toàn thư chép: “
(Năm 1285)
Quan quân giao chiến với quân Nguyên
ở Hàm Tử Quan, các quân đều có mặt, riêng quân của Chiêu Văn Vương
Trần Nhật Duật có người Tống, mặc áo kiểu Tống, cầm cung tên chiến
đấu. Thượng hoàng sợ các quân có thể không phân biệt được, sai người
dụ rằng: Ấy là quân Thát của Chiêu Văn Vương, phải nhận cho kỹ!
Chừng
vì người Tống và người Thát, tiếng nói và trang phục tương tự.”
(1)
Từ đây
có thể suy, đương thời diện mạo quân trang của binh tướng Đại Việt có
sự phân biệt khá lớn với quân trang của người Tống và người nguyên.
Quân đội triều Tống và triều Nguyên do Lưu Vĩnh Hoa phục dựng (Trung Quốc
cổ đại quân nhung phục sức); Binh lính triều Trần (Bảo tàng Lịch sử Việt Nam).
như chúng tôi đã đề cập tại phần khảo về trang phục quân đội thời
Lý, quân trang của Đại Việt chủ yếu gồm: trang phục giáp Trụ dành cho
tướng lĩnh, trang phục Tứ Phương Bình Đính và khinh trang “mình trần
đóng khố” dành cho quân binh. Diện mạo quân trang này vẫn tiếp tục
được kế thừa vào thời Trần.
Đối chiếu pho tượng Kim Cương thời Lý, pho tượng tướng canh cửa
khai quật tại di tích Bảo Tháp thời Trần, có thể thấy bộ giáp Trụ Minh
Quang được du nhập và Việt hóa từ thời Tiền Lê và thời Lý vẫn được kế
thừa vào thời Trần. Riêng pho tượng khai quật tại di tích Bảo Tháp đã có
đôi chút biến dị so với tượng Kim Cương thời Lý, trong đó tấm giáp che
1. (Việt) Toàn thư. Nguyên văn: 官軍與元人交戰于鹹子關,諸軍咸在,惟昭文王日燏軍有宋人衣宋
衣,執弓矢以戰。上皇恐諸軍或不能辨,使人諭之曰:此昭文韃也,當審識之。盖宋與韃,聲音衣
服相似