144
145
thích “trước đây quan võ đội mũ Chiết Xung.”
(1)
Bởi vậy câu “Võ quan
tước lục phẩm đội mũ Chiết Xung” nên được hiểu rằng các quan võ từ
lục phẩm trở lên thì đội mũ Chiết Xung. Dựa theo sách Tam lễ đồ thời
Tống có thể biết được kiểu dáng cơ bản của các loại mũ Cao Sơn, Khước
Phi, Viễn Du, Thái Cổ của triều đình Trần - hồ. Mũ Toàn hoa dành cho
các quan văn võ Tòng thất phẩm hẳn là loại mũ được áp dụng cho ngạch
Tụng quan của nhà Trần trước đây. Đối với những loại mũ giác Đính,
Phương Thắng, xét theo danh xưng, có lẽ mũ giác Đính (giác: góc, sừng;
đính: đỉnh) là mũ đỉnh nhọn hoặc có sừng tương tự như mũ giác Cân
của ẩn sĩ Trung Quốc; mũ Phương Thắng hẳn được đính trang sức hình
Phương Thắng
(hình bình hành đan xen)
. Riêng mũ Chiết Xung dành cho võ
quan, chúng tôi cho rằng không thể dựa vào tên mũ mà đoán đây là loại
mũ có cánh chuồn gập (chiết) rồi hướng thẳng lên trời (xung) như mũ
Triều Thiên, loại mũ dành cho vương hầu nhà Trần. Ở đây, Chiết Xung là
tên một đội quân của nhà Đường đã nhiều lần xuất hiện trong văn khắc
cổ của Việt nam
(2)
, có khả năng mũ Chiết Xung là loại mũ được “tái chế”
từ một kiểu mũ của quân đội nhà Đường?
Mũ Khước Phi, mũ Cao Sơn, mũ Viễn Du, mũ Thái Cổ. Trên đây là các loại mũ theo quy chế thời
Hán Đường do Nhiếp Sùng Nghĩa, người thời Tống khảo, viết trong sách Tam lễ đồ. Nhà Hồ tái
chế các loại mũ cổ thời Hán Đường, nhiều khả năng dựa vào cuốn sách này. Dĩ nhiên, những chiếc
mũ khi được áp dụng vào triều đình Đại Ngu hẳn có sự biến dị.
1. (Việt) Toàn thư. Nguyên văn: 賜武官戴高山巾。初武官戴折衝巾,至是許戴高山巾,與文官同
2. Bài minh khắc trên chiếc chuông xã Thanh Mai được đúc vào ngày 30 tháng 3 năm Trinh Nguyên 14 nhà
Đường, tức ngày 20 tháng 4 năm 798. Nội dung kê khai họ tên chức tước của những thành viên Hội Tùy Hỉ
và những người tham gia đúc chuông. Trong đó có những vị như: Tẩm châu An Lạc phủ Chiết Xung đô úy
Quách Tử Cương; Diêm châu Diêm xuyên phủ Chiết Xung Cao Tháo; Tẩm châu an lạc phủ Chiết Xung
Quách du lý; Kinh châu Tứ môn phủ Chiết Xung, thưởng phỉ Ngư đại Quách Lập; Chiêu Võ hiệu úy Hồng
châu giới hưu Chiết Xung, thượng trụ quốc Đỗ Thiếu Ngh v.v. (Dẫn theo Văn khắc Hán Nôm Việt Nam. Tập
1. Tr.19). Tham khảo thêm định nghĩa của Hán Điển (Zdic.net).
Bảng SO SÁnh ĐỐI TưỢng SỬ DỤng MŨ VIỄn DU, KhưỚC PhI,
CAO Sơn, ThÁI CỔ CỦA nhÀ hỒ VIỆT nAM VÀ
nhÀ hÁn TRUng QUỐC
(theo Toàn thư và Tam lễ đồ)
Các loại mũ
Đối tượng sử dụng
Nhà Hồ Việt Nam
Nhà Hán Trung Quốc
Mũ Viễn Du
Vương hầu
Vương hầu
Mũ Khước Phi
ngự sử đài
Cung điện môn lại, Bộc xạ
Mũ Cao Sơn
Quan văn
Lục phẩm trở lên
Trung quan, ngoại quan,
cận thần, yết giả
Mũ Thái Cổ
Quan văn, võ
Lục phẩm trở xuống
Công khanh, đại phu
QUY ChẾ ThưỜng PhỤC CỦA BÁ QUAn
nhÀ TRẦn TỪ nĂM 1396 VÀ nhÀ hỒ
(theo Toàn thư)
Tôn thất đội mũ Phương Thắng màu đen, vương hầu đội mũ Viễn
Du, tước cao mà không có chức đội mũ giác Đính, ngự sử đài đội
mũ Khước Phi
Ban văn
Ban võ
Mũ
Phục sắc
Mũ
Phục sắc
Về sắc mũ, chánh sắc đen, tòng sắc xanh
nhất phẩm
Cao Sơn
Tía
Chiết Xung
Tía
nhị phẩm
Cao Sơn
Đỏ sẫm
Chiết Xung
Đỏ sẫm
Tam phẩm
Cao Sơn
hồng
Chiết Xung
hồng
Tứ phẩm
Cao Sơn
Lục
Chiết Xung
Lục
ngũ phẩm
Cao Sơn
Biếc
Chiết Xung
Biếc
Lục phẩm
Cao Sơn
Biếc
Chiết Xung
Biếc
Chính thất
phẩm
Thái Cổ
Biếc
Thái Cổ
Biếc
Tòng thất
phẩm
Toàn hoa
Biếc
Toàn hoa
Biếc
Bát phẩm
Thái Cổ
Xanh
Thái Cổ
Xanh
Cửu phẩm
Thái Cổ
Xanh
Thái Cổ
Xanh