như hơi thở, như làn khói, linh hồn bay xa, vun vút ra đi, phương hướng
khác biệt, không còn là cái gì ở bất cứ nơi nào. Nếu linh hồn vẫn hiện hữu
như thực thể độc lập, tự mình tụ lại, tự mình tồn tại, rũ bỏ mọi tác hại tiên
sinh vừa kể, như vậy chắc hẳn có nhiều hy vọng điều tiên sinh nói là sự
thật. [b] Nhưng tiện phu thầm nghĩ tin tưởng linh hồn vẫn tồn tại sau khi
con người lìa đời, linh hồn vẫn có khả năng nhận thức có lẽ là điều đòi hỏi
khá nhiều thiện chí, không ít lý luận thuyết phục.
Cebes ơi, điều quý hữu nói đúng đấy, vậy ngô bối sẽ làm thế nào? Quý hữu
có muốn bàn thử xem điều này như bản nhân nói đúng hay sai không?
Thưa, phần riêng, Cebes đáp, về điểm đó tiện phu rất muốn nghe ý kiến tiên
sinh.
Dù sao bản nhân nghĩ, Socrates tiếp lời, nghe bản nhân nói bây giờ, ngay cả
thi sĩ hài hước, không ai bảo bản nhân ba hoa chích chòe, bàn chuyện không
liên hệ bản thân. [c] Bởi thế ngô bối phải tiếp tục tìm hiểu, xem xét vấn đề
thật cẩn thận, nếu quý hữu nghĩ ngô bối nên làm. Ngô bối nên tiếp cận vấn
đề từ điểm này: Khi con người chết, linh hồn có tồn tại trong thế giới khác
không? Bản nhân vẫn nhớ huyền thoại cổ xưa kể linh hồn ở đó sau khi rời
đây; linh hồn trở lại thế giới này và sinh ra từ người chết. Nếu quả thực sự
thể là thế, người sống đến từ người chết, vậy chắc hẳn linh hồn hiện hữu ở
thế giới bên kia? Linh hồn không thể trở lại nếu không tồn tại; điều này đủ
chứng tỏ [d] nhận định của bản nhân là đúng nếu quả thật người sống đến
từ người chết, và không bao giờ tới từ nơi nào khác. Nếu sự thật không phải
vậy ngô bối sẽ cần lập luận khác.
Chắc vậy, Cebes nói.
Đừng giới hạn, tiên sinh nói, vào con người nếu quý hữu muốn tìm hiểu vấn
đề đầy đủ, mà nên lấy cả súc vật, cây cối làm đối tượng. Tóm lại, đối với
mọi sự vật sinh ra ngô bối nên để ý có phải sự vật sinh ra theo cách này và
không phải cách khác, nghĩa là, [e] từ đối nghịch nếu có đối nghịch, như