Quý hữu biết, trừ triết gia, họ đều coi chết là cái bất hạnh nhất đời.
Rõ ràng, chẳng cần bàn cãi.
Có phải khi trực diện cái chết người can đảm làm vậy là vì sợ cái bất hạnh
hơn nữa không?
Thưa, chắc vậy.
Như vậy sợ hãi và khiếp đảm khiến con người can đảm, trừ triết gia; nhưng
phi lý vô cùng can đảm lại do khiếp đảm và nhút nhát mà ra.
Hiển nhiên. [e]
Người không phải triết gia mà sống tiết độ thì sao? Kinh nghiệm có tương
tự không hả? Có phải buông thả sau đó khiến họ trở nên tiết độ không? Ngô
bối có thể nói điều này bất khả, song dù sao người áp dụng hình thức tự chế
đơn giản cũng na ná trường hợp bản nhân vừa miêu tả. Sợ mất vui thú hằng
ao ước nên kiềm chế vui thú này vì họ không thể cưỡng lại vui thú kia. Mặc
dù định nghĩa buông thả là điều kiện bị vui thú chế ngự, song sự thực là vì
không thể chống lại thú vui này nên họ đành chế ngự thú vui kia. [69a] Sự
thể như bản nhân vừa nói dù sao theo nghĩa nào đó buông thả đã khiến họ
tiết độ.
Vâng, có vẻ đúng vậy.
Simmias quý hóa, thành thực ghi nhận hảo ý. Tuy nhiên, bản nhân sợ làm
vậy, xét theo quan điểm đạo đức, không phải đường lối đổi trao đúng cách
để vươn tới đạo đức, đổi trao vui thú lấy vui thú, đau khổ lấy đau khổ, sợ
hãi lấy sợ hãi, nhiều lấy ít, như đổi trao tiền bạc giá trị khác nhau. Chỉ có
đơn vị duy nhất giá trị thực sự mọi thứ vừa kể phải trao đổi ấy là hiểu biết.
[b] Thực ra do hiểu biết ngô bối có thể có can đảm, tiết độ và chính trực,
hoặc nói tóm lại, đạo đức chân thực, dù vui thú, sợ hãi hoặc cảm giác khác
hiện diện hay vắng mặt sự thể không hề khác biệt. Trao đổi lẫn nhau trong