Vâng, như thế.
Trước khi bắt đầu nhìn, nghe hoặc nhận thức cách khác chắc hẳn ngô bối đã
biết có cái gọi là bằng nhau tuyệt đối ở đâu đó, nếu không ngô bối chẳng
bao giờ có thể nhận ra, do sử dụng bằng nhau tuyệt đối như tiêu chuẩn để so
sánh, mọi vật thể bằng nhau theo giác quan đều cố gắng giống bằng nhau
tuyệt đối, song không thể vì chỉ là phiên bản bất toàn.
Đó là kết luận hợp lý, tiên sinh.
Có phải ngô bối bắt đầu nhìn, nghe, và sử dụng giác quan khác ngay khi
vừa chào đời không?
Chắc chắn.
Nhưng ngô bối công nhận ngô bối phải biết bằng nhau tuyệt đối trước khi
nhìn, nghe, nhận thức cách khác. [c]
Vâng.
Bởi thế ngô bối phải biết bằng nhau tuyệt đối trước trước khi chào đời.
Hình như thế.
Vậy nếu đạt tới hiểu biết này trước khi sinh ra, sở đắc hiểu biết này khi sinh
ra, cả trước lúc chào đời lẫn lúc chào đời, ngô bối nắm vững hiểu biết
không những bằng nhau và qui mô tương đối, mà cả mọi tiêu chuẩn tuyệt
đối. Vì nhận định hiện tại của ngô bối không còn về bằng nhau tuyệt đối
nữa mà về cái mỹ tuyệt đối, cái thiện tuyệt đối, cái chân tuyệt đối, cái chính
tuyệt đối, [d] và như bản nhân nói, về tất cả đặc tính đó trong thảo luận ngô
bối có thể gán chữ ‘tự thân’, ‘chính nó’, ‘tuyệt đối’ cả khi hỏi lẫn khi trả lời.
Bởi thế ngô bối phải biết trước tất cả đặc tính đó trước khi chào đời .
Thưa, chắc vậy.