đường, ông thấy xung quanh mình tối đen. Đến đây, ông biết mình sẽ phải
đi năm mươi bước về bên phải, rãnh đặt dây cáp trung tâm được dùng làm
thiết bị dẫn đường trong bóng tối.
Cuối cùng, khoảng cách thu hẹp lại, phía trước ông hiện ra một cầu
thang khác. Những bậc thang trơn tuột và ông phải bám vào sợi gai dầu
mảnh chạy dọc tường. Đến bậc thang cuối cùng, người đàn ông thấy đằng
trước là cánh cửa gỗ đầu tiên được gia cố bằng những thanh sắt rèn nặng nề.
Hai nắm cửa tròn nối tiếp nhau theo chiều dọc; để mở ổ khóa cần phải biết
kích hoạt một cơ chế đã tồn tại ba thế kỷ nay. Người đàn ông xoay nắm cửa
phía trên sang phải một góc 90 độ, xoay nắm cửa phía dưới sang trái 90 độ
rồi kéo cả hai về phía mình. Một tiếng “cạch” vang lên, lưỡi khóa đã nhả.
Rốt cuộc ông lọt vào một phòng đợi tại tầng trệt của Cung điện Hoàng gia.
Tòa nhà, do Jacob Van Campen
[11]
thiết kế, được xây dựng từ giữa thế kỷ
XVII, thời đó được dùng làm Tòa thị chính. Người dân Amsterdam không
do dự coi tòa lâu đài như kỳ quan thứ tám của thế giới. Một bức tượng thần
Atlas vươn cao trên phòng lớn của cung điện, trên mặt đất là ba tấm bản đồ
khổng lồ bằng đá hoa cương, một tấm là bản đồ Tây bán cầu, tấm kia là bản
đồ Đông bán cầu và tấm thứ ba là bản đồ các vì sao.
Jan Vackeers chẳng bao lâu nữa sẽ bước sang tuổi bảy mươi sáu, nhưng
nhìn bề ngoài nom ông như trẻ hơn thế cả chục tuổi. Ông đã vào đến
Burgerzaal
[12]
, giẫm lên dải Thiên hà, đi bộ trên châu Đại dương, băng qua
Đại Tây dương bằng một bước chân và tiếp tục tiến về phía phòng đợi nơi
mình có hẹn.
- Tin tức thế nào? ông hỏi khi bước vào phòng.
- Rất đáng ngạc nhiên, thưa ông. Cô ả người Pháp của chúng ta có quốc
tịch kép. Bố cô ta là dân Anh, một nhà thực vật học đã sinh sống phần lớn
thời gian tại Pháp. Đã hồi hương tại Cornounailles ngay sau khi ly hôn, ông
ta đã chết tại đó vì lên cơn trụy tim năm 1997. Giấy chứng tử và giấy phép
mai táng vẫn lưu trong hồ sơ.