NGÀY ĐẸP HƠN SẼ TỚI - Trang 128

Tôi phải tổ chức một lễ hỏa táng và sau đó là một hai lễ cúng. Tôi

không biết phải mời ai. Bố tôi có rất ít bạn. Tôi gọi điện cho vài học
sinh của ông, những người vẫn còn giữ liên lạc. Tôi báo cho bác
Dubey, luật sư của chúng tôi, chủ yếu là vì lý do thực dụng. Vị luật sư
nói với bác Ghanshyam. Ông bác tôi đã hút máu bố tôi cả đời. Tuy
nhiên gia đình ông ta lại gửi lời chia buồn vô hạn. Tôi thấy vợ ông ta,
bác Neeta, đứng ở bậc cửa nhà tôi. Nhìn thấy tôi, bà ta vươn tay ra và
òa khóc.

“Không sao đâu bác,” tôi nói, tự gỡ mình ra khỏi vòng ôm của bà ta.

“Bác không cần đến đâu ạ.”

“Con nói gì vậy? Em chồng cũng giống như em trai ta mà,” bà nói.
Tất nhiên là bà ta không nhắc đến miếng đất mà bà ta đã cướp từ

“em trai” mình.

“Khi nào thì làm lễ cúng?” bà ta hỏi tôi.
“Cháu không biết,” tôi nói. “Đầu tiên cháu phải làm lễ hỏa táng

trước đã.”

“Ai sẽ làm việc này?” bà ta hỏi.
Tôi nhún vai.
“Cháu có tiền để hỏa táng ở Manikarnika không?” bà ta hỏi tiếp.
Tôi lắc đầu. “Nhà hỏa táng điện ở bậc nước Harishchandra rẻ hơn,”

tôi nói.

“Điện đóm gì chứ? Hỏng hóc thường xuyên mà. Chúng ta phải làm

tử tế vào. Các bác ở đây để làm gì chứ?”

Ngay sau đó, bác Ghanshyam cũng đến cùng với cả gia đình. Ông ta

có hai con trai và hai con gái, tất cả đều mặc những bộ quần áo đắt
tiền. Trông tôi chẳng giống họ hàng của họ gì cả. Sau khi bác tôi đến,
họ thay tôi làm lễ hỏa táng. Họ gọi thêm người thân và bạn bè. Họ sắp
xếp mời một tu sĩ tới, người này đề nghị một lễ hỏa táng trọn gói giá
mười ngàn rupi. Bác tôi mặc cả xuống còn bảy ngàn. Mặc cả đến cả
tiền làm đám tang thì thật là kinh khủng, nhưng cũng phải có ai đó làm

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.