thay bộ đồ đã mặc để đi phỏng vấn bằng một chiếc quần jean và một chiếc
áo dạ. Cô ngồi bệt xuống sàn nhà, uống một cốc bia lạnh. Nhớ lại căn
phòng ngập những áo quần mà cô đã nhìn thấy ở nhà Tony Takitani, cô
buông một tiếng thở dài. Nhiều bộ váy đẹp quá, cô nghĩ. Và cái “phòng”
đó, nó còn lớn hơn cả căn hộ của mình. Cứ thử hình dung xem người ta
phải bỏ bao nhiêu thời gian và tiền bạc để mua tất cả số váy áo đó! Thế mà
người phụ nữ làm cái việc ấy giờ đã chết. Mình không rõ phải cảm thấy thế
nào nếu như phải chết và đành bỏ lại nhiều bộ váy áo đẹp đến thế.
Ban bè của cô đều biết rõ cô là kẻ nghèo, thế nên họ đều ngạc nhiên khi
mỗi lần gặp gỡ lại thấy cô diện một bộ váy mới—bộ nào trông cũng tinh tế
và đều là hàng hiệu.
“Cậu kiếm một chiếc váy như thế ở đây vậy?” Họ hỏi cô.
“Tôi đã hứa là sẽ không tiết lộ”, cô lắc đầu trả lời. “Hơn nữa, nếu tôi kể
ra chắc gì các cậu đã tin tôi”.
Cuối cùng thì Tony Takitani đã gọi một người chuyên kinh doanh quần
áo cũ đến mang đi tất cả những gì mà vợ anh để lại. Tay buôn đó chỉ trả
Tony bằng 20% số tiền y đáng phải bỏ ra để mua chúng nhưng tiền nong
đối với Tony không phải là điều quan trọng. Anh có thể cho không tất cả
những thứ đó, chỉ cần là chúng được đem đến một
੮ơi nào đó mà anh sẽ
không bao giờ phải nhìn thấy chúng nữa.
Thỉnh thoảng, Tony lại vào căn phòng trống trơn đó và ngồi lặng ở đấy
một vài tiếng đồng hồ. Anh cứ ngồi không như vậy, chẳng làm gì cả, chỉ để
cho đầu óc trống rỗng. Anh ngồi trên sàn nhà, nhìn trân trân vào những bức
tường trơ trụi, vào những cái bóng của bóng người vợ đã quá cố. Nhưng
theo ngày tháng trôi qua, anh mất dần khả năng nhớ lại những vật đã từng
ngự trị trong căn phòng. Ký ức về những sắc màu, những mùi hương đã
phai đi gần như ngay trước khi anh nhận ra nó đã biến mất. Thậm chí những
xúc cảm sống động mà anh từng nâng niu cũng rơi rụng, tựa hồ chúng đã đi