ẩn dật đâu đó khỏi vùng lý trí của anh. Như thể một làn sương trong gió
nhẹ, những ký ức của anh biến dạng, và cứ mỗi lần biến dạng, chúng lại trở
nên mờ nhạt hơn. Mỗi mảnh ký ức giờ đây giống như cái bóng của một cái
bóng của một cái bóng khác. Điều duy nhất còn xác thực đối với anh là cảm
giác trống rỗng.
Đôi khi anh không thể nào nhớ lại khuôn mặt của vợ mình. Nhưng
những gì mà anh nhớ lại được lại là hình ảnh người phụ nữ ấy, một người
hoàn toàn xa lạ, sụt sùi rơi nước mắt khi nhìn những bộ váy áo mà vợ anh
để lại trong phòng. Anh nhớ khuôn mặt chẳng có gì đặc biệt của cô ta, nhớ
đôi giày mà lớp sơn đã bị tróc của cô. Lâu dần, anh quên hết tất cả những
điều đó, kể cả tên của cô ta, chỉ con có hình ảnh của cô, thật lạ lùng, anh
không thể nào quên được.
Hai năm sau khi vợ của Tony Takitani qua đời thì cha của anh cũng mất
vì ung thư gan. Shozaburo Takitani hầu như không phải chịu nhiều đau đớn,
thời gian mà ông phải nằm viện cũng ngắn. Ông chết như thể chỉ là đang
nằm ngủ vậy.Theo nghĩa ấy, ông đã sống một cuộc đời như có phép màu
phù hộ cho đến tận phút cuối. Ngoài một ít tiền mặt và một số giấy chứng
nhận cổ phần, Shozaburo chẳng để lại thứ gì đáng gọi là tài sản cả. Chỉ có
cây kèn của ông và một bộ sưu tập lớn những đĩa nhạc jazz cũ. Tony
Takitani xếp những đĩa nhạc đó vào những chiếc hộp mà công ty dịch vụ
chuyển nhà cho anh và chất chúng vào trong căn phòng bỏ trống Bởi vì
chúng có mùi mốc nên anh thường xuyên phải mở cửa sổ căn phòng để mùi
của chúng bay đi. Nếu không, anh sẽ chẳng bao giờ muốn đặt chân vào nơi
ấy.
Một năm trôi đi như thế, và rồi những chiếc hộp đựng những đĩa nhạc
bắt đầu khiến anh bận tâm mỗi lúc lại nhiều hơn. Thường thường, cứ nghĩ
chúng đang hiện diện ở đó, anh lại thấy mình như đang nghẹt thở. Có đôi
lần, anh choàng dậy lúc nửa đêm và không thể nào tiếp tục ngủ được nữa.
Những ký ức của anh trở nên nhập nhoà nhưng chúng vẫn còn đó, vẫn ở cái