bảo họ ký vào các tờ giấy để làm chứng cho tôi. Vậy tại sao bây giờ tôi
không được hưởng? Tại sao tôi không được quyền có cơ may hạnh phúc
trên đời?
- Tôi đang giải thích cho cô rằng…
- Tất cả chỉ là dối trá! Các người bảo là chính tôi viết, không ai cãi được.
- Đủ rồi, thưa cô! Giờ đây, hãy nghe tôi. Đừng la lối nữavà nghe tôi. Có
đúng là những lá thư đọc cho cô viết, bà Llewellyn đã yêu cầu cô bắt chước
chữ viết của bà? Vì bà ta có ý nghĩ cổ hủ rằng thư gửi bạn bè, thân hữu mà
đánh bằng máy chữ là không lịch sự?
- Phải. Bà bảo: “Olga, cháu trả lời những thư này đúng như ta đã đọc để
con ghị Nhưng phải chép lại, bắc chước chữ của ta cáng giống càng tốt.”
Bà ấy yêu cầu tôi tập viết giống chữ bà. “Nếu có hơi khác một chút, cũng
không sao”, bà ấy nói. “Rồi cháu ký thay cho tạ Ta không muốn mọi người
biết là ta không thể tự tay viết thự Bàn tay ta đau khớp rất khó chịu, nhưng
ta nhất định không viết thư bằng máy chữ.”
- Lẽ ra cô nên giữ nguyên nét chữ của mình, rồi cuối thư ghi thêm đại loại
“do thư ký chép lại”…
- Bà ấy không muốn thế. Bà ấy nhất định muốn gây cảm tưởng là do chính
tay bà viết.
Và điều đó, như Fullerton lúc ấy đã nghĩ, đúng là một nét tính cách phù hợp
với bà già. Bà ấy không cam chịu là không thể sống như đã từng sống. Điều
Olga nói rất hợp lý, lời lẽ hết sức thật thà nên lúc đầu bản bổ sung được coi
là thật và có giá trị. Chính tại văn phòng này – Fullerton nhớ rõ – sự nghi
ngờ mới nảy sinh sau ý kiến của anh cộng sự trẻ:
- Tôi khó tin là chính bà Louise Llewellyn – Smythe đã thảo văn bản này.
Đành rằng bà ấy đau khớp, song hãy so sánh nét chữ này với những giấy tờ
khác của bà. Có một cái gì không ổn trong bản bổ sung này.
Fullerton đã tán thành ý kiến ấy, và cà hai quyết định yêu cầu sự giám định
của chuyên gia. Họ trả lời dứt khoát: chữ viết ở bản bổ sung khác chữ viết
ở các giấy tờ khác, tức không phải chữ viết của người quá cố. Nếu Olga
không tỏ ra cố chấp, chỉ bằng lòng nhận một số tiền vừa phải, có thể gia
đình Drake cũng chấp nhận, dù có tiếc rẻ. Fullerton thương hại, rất thương