chọn kỷ luật ép buộc thì chỉ còn lại kỷ luật tự giác. Có thứ gì em
đặc biệt tiếc rẻ, đặc biệt để tâm không?” Nam sinh đáp: “Có lẽ là
tiền.” Anh bạn nói: “Thế thì, em hãy giao năm trăm đồng cho tôi
làm tiền cược, em kiên trì học xong một thứ, tôi sẽ trả lại cho em.”
Nam sinh trả lời: “Em không giao tiền đâu, em tiếc lắm.” Mọi
người trong phòng lập tức cười ồ lên.
Anh bạn cười ha hả: “Điều đó chứng tỏ em vốn không muốn
kiên trì! Không sao, lúc nào em muốn, hãy nhờ bạn cùng phòng
theo dõi em chặt chẽ, hoặc em đến tìm tôi, đưa cho tôi năm trăm
đồng nhé.” Đối mặt với nam sinh cực kỳ cố chấp như thế, dường
như anh bạn tôi cũng bó tay. Nhưng hiển nhiên, đây không phải
là tổn thất của anh.
Trong
Tây du ký
có một điển hình.
Tôn Ngộ Không không chịu nổi quản giáo, bị sư phụ Tam Tạng
đuổi đi. Tôn Ngộ Không tức giận, “bãi công” không làm nữa. Nhớ
đến lúc ban đầu luôn mồm nói phải bảo vệ Đường Tăng đến Tây
Thiên thỉnh kinh, tu thành chính quả, nhưng kết quả lại bỏ dở
giữa chừng, Tôn Ngộ Không tâm tình buồn bực liền chạy đi tìm
lão Long vương uống trà.
Lão Long vương bèn khuyên vị Tề Thiên Đại Thánh Tôn Ngộ
Không rằng: thoải mái thì không có thành tựu, có thành tựu thì
không thoải mái, muốn có một phen thành tựu thì phải chịu
quản thúc, theo Đường Tam Tạng tu hành, nếu không ngươi vẫn
là một con khỉ hoang dại lang thang bốn bể, mãi không tu thành
chính quả. Tôn Ngộ Không bừng tỉnh ngộ, lĩnh hội được đạo lý
này, thay đổi ý định, muốn chủ động tìm sư phụ nhận lỗi, mong
được giữ lại, tiếp tục cùng đi thỉnh kinh. Nhưng y lại ngại cứ thế
trở về thì mất mặt lắm.
Lúc bấy giờ Quan Âm Bồ tát hiện thân, khuyên nhủ: “Đi cho
sớm, đừng bỏ lỡ!” Lần này, Tôn Ngộ Không đã nghe lời.