21
Đó là lý do nhiều người trong chúng ta khó tin được rằng mình có bất cứ
con bò nào trong cuộc sống. Đối với chúng ta, những lời bào chữa của bản thân
không có vẻ gì giống như đang tìm cớ chối bỏ trách nhiệm; trái lại chúng chẳng
qua chỉ là những lý lẽ tốt. Bạn thấy chưa? Không phải mọi con bò đều rống lên
inh ỏi để ta nhận biết chúng, và nhiều con trong số đó cứ âm thầm có mặt mà
không ai hay.
Sau khi chia sẻ hình tượng này với bạn đọc khắp nơi trên thế giới và lắng
nghe những lời biện minh và những “sự giải bày hợp lý” của họ, tôi đi đến kết
luận rằng nhiều người trong chúng ta không sẵn sàng từ bỏ những con bò của
mình.
Tất cả những lời giải bày mà chúng ta thường viện ra để khỏi phải thay đổi
đều nghe rất lọt tai. Những lời ấy có vẻ bùi tai và tạo cảm giác chẳng tội tình gì
cho lắm. Đó là lý do mà chúng ta phải gạt bỏ chúng đi nếu muốn thành công.
Tôi biết điều này có vẻ khó nghe. Có lẽ bạn sẽ thấy dễ nghe hơn nếu tôi
bảo các bạn “thay đổi thái độ”, “chỉnh sửa hành vi” hoặc “điều chỉnh các thói
quen xấu” thay vì đòi bạn giết những con bò của mình. Nhưng tôi nhận thấy rằng
nếu thật sự muốn thành công trong cuộc sống và thể hiện hết khả năng của bản
thân, chúng ta cần phải thành thật một cách tàn nhẫn với chính mình. Và điều này
bắt đầu bằng việc gọi tên chính xác các sự việc chứ không phải những cái tên đã
được “nói giảm nói tránh” hoặc nghe cho có vẻ êm ái dễ chịu.
Vì vậy, mỗi “con bò” đại diện cho một lời biện minh, một cái cớ, một sự
bào chữa, một lời nói dối, sự hợp lý hóa, nỗi sợ, và niềm tin sai lầm đã trói buộc
chúng ta vào cuộc sống tầm thường và ngăn cản chúng ta sống thật sự xứng đáng.
Buồn thay, chúng ta thường xuyên có nhiều “bò” hơn số lượng chúng ta muốn
nhìn nhận.
Nhìn chung, những con bò của chúng ta thuộc hai nhóm: nhóm các lời biện
bạch và nhóm các thái độ hạn chế. Nhóm biện bạch bao gồm những lời bào chữa,
những cái cớ, và những lời nói dối đơn thuần. Trong khi đó, nhóm thái độ hạn
chế có xu hướng biểu trưng cho những nỗi lo sợ, những sự hợp lý hóa, và các
niềm tin sai làm. Trong chương tiếp theo, chúng ta sẽ thảo luận về các thái độ hạn
chế, còn bây giờ thì hãy ngó qua những kiểu viện cớ của mình xem sao.
Những sự biện bạch thường được sử dụng để giải thích vì sao chúng ta
không làm những gì phải làm hay đáng ra nên làm. Sự khác biệt chính giữa những
lời biện giải và các thái độ hạn chế là trong hầu hết trường hợp, thậm chí chúng
ta không tin vào những lời biện giải của chính mình. Chúng ta thừa biết những
chuyện đó không đúng sự thật tí nào cả. Chẳng qua đó chỉ là một cách dễ dàng