NGÀY XƯA CÓ MỘT CON BÒ... - Trang 73


73

Ed đã học cách chấp nhận điều đó, điều mà Ed không thể chấp nhận là ngay

cả khi bố của cậu ở nhà ông vẫn luôn xa cách và hầu như hoàn toàn tách rời khỏi
cuộc sống của cậu. Ông không có thời gian giúp cậu làm bài tập về nhà, hay nói
chuyện, thậm chí là chơi đùa một chút trước giờ đi ngủ.

Bố cậu bé hoàn toàn kiệt sức vì công việc. Ông không bao giờ nghĩ rằng

những lý do ông đưa ra là những lời phân trần biện bạch. Những lý do đó là: “Tôi
quá lu bu”, Công việc của tôi rất bức thiết”, “Tôi chẳng còn chút thời gian nào”,
“Phải chi tôi có thể”, hay như câu nói yêu thích của ông, “Ước gì tôi có thêm vài
tiếng đồng hồ trong ngày”.

Ed, bây giờ đã có gia đình và là cha của những đứa trẻ, và bố anh, giờ đây

đã 72 tuổi, đang cố gắng để thiết lập mối quan hệ cha con mà trong quá khứ họ
đã không có. Cha của Ed phải thừa nhận rằng ông không thể tạo ra ký ức về những
sự kiện mà ông đã không tham gia. Ông không thể quay trở về với những buổi
con ông làm bài tập, những ngày con ông tốt nghiệp, những lần con ông chơi
bóng, trải qua những ngày đau buồn, hoặc những ngày vui. Tất cả đều đã qua và
ông đã không có mặt. Tất cả những gì ông cần trong lúc này là làm thế nào để
được gần gũi hơn với đứa con trai mà ông thấy rất xa cách.

Có lẽ những cơ hội mà bạn đã cho phép trôi qua trong đời bạn có liên quan

đến nghề nghiệp, sức khỏe hay tài chính. Bất kể đó là những trường hợp nào, hãy
nhớ rằng cái giá phải trả cho việc dung túng một con bò thường là quá đắt.

Hãy viết ra tất cả những cơ hội bạn đã bỏ qua với mình. Hãy chỉ ra những

thất bại mà bạn đã trải qua như là hậu quả trực tiếp của việc dung túng những lời
biện bạch đó. Hãy viết một cách chi tiết những nỗi sợ phi lý đã đeo đẵng suốt
cuộc đời và bạn đã cho phép nó phát triển theo thời gian.

Nếu bạn bỏ qua bước này, có thể bạn sẽ không cảm thấy một nhu cầu mạnh

mẽ để loại bỏ tất cả những con bò của mình. Hãy nhớ rằng đau đớn và niềm vui
sướng là hai động lực lớn nhất. Các quyết định và hành vi của chúng ta được xác
quyết một phần vì những gì ta muốn và một phần vì những gì ta sợ. Chúng ta luôn
muốn theo đuổi những gì mang lại cho ta niềm vui sướng và tránh né những gì
làm ta đau khổ.

Những người béo phì ăn nhiều không phải vì họ muốn mập. Họ ăn nhiều,

một phần là vì họ cảm thấy hành vi này có thể giúp họ thích nghi với những tình
huống khác mà dường như họ đang gặp phải. Họ đã tự lập trình cho việc chấp
nhận sự nghiện ăn như là một cơ chế xoa dịu những nỗi buồn lo và căng thẳng.
Họ làm như vậy dù biết những hậu quả nghiêm trọng trong hành động đó, họ sẽ
liệt kê ra những danh sách những con bò đã giúp họ: “Bố mẹ tôi cũng béo phì”,

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.