đi. Và sau đó, ta chỉ còn bị mắc kẹt vào những gì ta có. Ta đành phải tự lo
lấy thôi. Nếu vậy, điều đó có thể giải thích rất nhiều cuộc đời, không phải
sao? Và hơn nữa - nếu không nói quá lời - cả bi kịch của chính ta nữa.
*
* *
“Vấn đề tích lũy,” Adrian đã viết. Bạn đặt tiền vào một con ngựa, nó
thắng, và chiến thắng của bạn sẽ tiếp tục với con ngựa tiếp theo trong lượt
đua tiếp theo, và cứ như vậy. Chiến thắng của bạn tích tụ lại. Nhưng còn
những lần thua thì có vậy không? Không phải trên đường đua - ở đó, bạn
chỉ thua mối tiền đặt cược ban đầu thôi. Nhưng trong cuộc sống? Có lẽ ở
đây áp dụng những nguyên tắc khác. Bạn đặt cược vào một mối quan hệ,
nó thất bại; bạn tiếp tục với một mối quan hệ khác, nó lại cũng thất bại: và
có thể cái bạn mất không phải là hai phép trừ đơn giản mà là phép nhân của
thứ bạn lấy ra để đặt cược. Dù sao thì, đó cũng là cảm giác nó đem lại. Đời
không chỉ là những phép cộng và trừ. Còn có cả tích lũy, cả nhân lên, của
mất mát, của thất hại.
Cái mảnh của Adrien cũng đề cập tới vấn đề trách nhiệm: liệu có một
chuỗi nào như thế thật, hay là ta chọn khái niệm hẹp hơn. Tôi ủng hộ ý
chọn nó hẹp hơn. Xin lỗi, không, bạn không thể đổ lỗi cho hai vị phụ mẫu
đã mất, hoặc việc có anh chị em, hoặc việc không có họ, hoặc cho gene của
bạn, hoặc cho xã hội, hoặc bất cứ cái gì - trong các hoàn cảnh thông thường
thì không thể được. Hãy bắt đầu với ý niệm rằng trách nhiệm của bạn là
duy nhất của bạn mà thôi trừ phi có một chứng cứ mạnh mẽ nào cho điều
ngược lại. Adrian thông minh hơn tôi nhiều - cậu ấy dùng logic nơi tôi
dùng cảm thức chung - nhưng chúng tôi, tôi nghĩ vậy, đều ít nhiều đi tới
cùng một kết luận.
Không phải là tôi có thể hiểu mọi thứ cậu ấy viết. Tôi chằm chằm nhìn
vào mấy dấu bằng trong nhật ký của cậu ấy mà chẳng có mấy ánh sáng soi