gian gì hết: đúng hơn là ngược lại - từ giờ thời gian của tôi chỉ dành cho
việc này. Và dù thế nào đi nữa cửa hàng cũng hóa ra khá là hữu ích. Đó là
một trong những nơi bán từ đồ ăn sẵn cho tới đồ cơ khí. Hồi ấy tôi mua rau
và bột rửa bát đĩa, thịt thái lát sẵn và giấy vệ sinh; tôi dùng máy rút tiền và
mua rượu dự trữ. Sau vai ngày đầu, họ bắt đầu gọi tôi “ông bạn”.
Có lúc tôi nghĩ đến việc liên lạc với cơ quan dịch vụ xã hội của quận
hỏi xem họ có ngôi nhà chăm-sóc-trong-cộng-đồng nào có một người phủ
đầy phù hiệu hay không; nhưng nghĩ là cách này sẽ chẳng đưa tôi đến đâu
cả. Tôi sẽ rụt vòi ngay từ câu hỏi đầu tiên của họ: Vì sao ông muốn biết?
Tôi không biết vì sao tôi muốn biết. Nhưng như tôi nói, tôi không cảm thấy
vội. Điều này không giống như vắt óc gợi lại một kỷ niệm. Nếu tôi không
vắt-gì cơ?- thời gian, thì thứ gì đó, có lẽ thậm chí là một giải pháp, có thể sẽ
nổi lên chăng.
Và đúng lúc ấy tôi nhớ ra mấy từ đã nghe lỏm được. “Không, Ken,
hôm nay không đi quán bar được. Tôi thứ Sáu mới là tối đi quán bar.” Thế
là thứ Sáu sau đó tôi lái xe đến và ngồi ở William IV, một tờ báo trên tay.
Đó là một trong những quán bar cải tạo lại theo kiểu trung lưu do áp lực
kinh tế. Có một thực đơn đồ ăn với các món này nọ nướng nhanh, một ti vi
phát kênh tin tức BBC yên ắng, và những cái bảng đen khắp mọi nơi: một
cái quảng cáo cho đêm đố vui hằng tuần, một cái khác về câu lạc bộ sách
hằng tháng, cái thứ ba về các cuộc thi đấu thể thao sắp chiếu trên ti vi,
trong khi cái thứ tư mang một suy tư trào phúng của ngày, không nghi ngờ
gì là được chép lại từ một cuốn sách tập hợp những câu châm ngôn dí dỏm
sắc sảo. Tôi chậm rãi uống mấy cốc bia nhỏ trong khi chơi ô chữ, nhưng
chẳng ai đến cả.
Thứ Sáu thứ hai, tôi nghĩ: tôi cũng có thể ăn tối ở đây được, nên bèn
gọi món cá tuyết nướng và khoai tây thái bằng tay và một ly lớn vang trắng
Chile loại nho Sauvignon. Không tệ chút nào. Rồi, vào tối thứ Sáu thứ ba,
khi tôi vừa xiên nĩa vào món mì ống ngắn trộn xốt pho mát kem Ý và hạt