óc chó, người đàn ông lệch vai và cái gã có ria mép bước vào. Họ ngồi
xuống bàn theo cách quen thuộc, và thế là tay phục vụ quầy, rõ ràng là quen
với yêu cầu của họ, mang cho mỗi người một ly bia đắng nhỏ, họ trầm
ngâm uống từng ngụm. Họ không nhìn quanh, còn nói gì đến gặp mắt ai; và
ngược lại, không ai để ý đến họ. Khoảng hai mươi phút sau, một người phụ
nữ da đen có dáng bảo mẫu vào, đi tới quầy bar, trả tiền, rồi dịu dàng hộ
tống hai người đàn ông đi khỏi. Tôi chỉ quan sát và chờ đợi. Thời gian ủng
hộ tôi, đúng là thế đây. Mấy bài hát đúng là đôi khi có nói lên sự thật.
Giờ tôi đã thành khách quen ở quán cũng như ở cửa hàng. Tôi không
vào câu lạc bộ sách hay tham gia đêm đố vui, nhưng thường xuyên ngồi ở
một bàn nhỏ bên cửa sổ và xử lý dần cả cái thực đơn. Tôi hy vọng điều gì
đây? Hẳn là hy vọng một lúc nào đó nói chuyện được với cậu nhân viên
chăm sóc trẻ tôi thấy hộ tống nhóm năm người vào buổi chiều đầu tiên ấy;
hoặc thậm chí, có lẽ, với người đàn ông đeo phù hiệu, người có vẻ niềm nở
và tiếp cận được. Tôi kiên nhẫn mà không cảm thấy mình như thế; tôi thôi
không còn tính giờ nữa, và rồi, một tối sớm, tôi thấy cả năm người họ lại
gần, do cùng một người phụ nữ trông nom. Cách nào đó, tôi thậm chí còn
chẳng ngạc nhiên. Hai khách quen đi vào quán bar; ba người còn lại đi vào
cửa hàng cùng người trông coi.
Tôi đứng dậy, bỏ bút bi và tờ báo trên bàn cho thấy mình sẽ trở lại. Ở
lối vào cửa hàng tôi nhặt một cái giỏ nhựa vàng và chậm rãi lang thang
loanh quanh. Ở cuối một lối đi ba người họ đang túm tụm lại bàn nhau về
việc chọn nước xà phòng giặt, tranh luận xem nên mua loại nào. Chỗ đó
hẹp, và tôi nói to “Cho tôi xin lỗi” khi tiến lại gần. Anh chàng lóng ngóng
đeo kính lập tức quay mặt vào trong, ép mình vào những cái ngăn đựng đồ
bếp núc, và cả ba im bặt. Khi tôi đi qua, người đeo phù hiệu nhìn vào mặt
tôi. “Chào buổi tối,” tôi nói với một nụ cười. Anh ta tiếp tục nhìn, rồi cúi
đầu chào. Tôi chỉ làm vậy rồi quay lại quán bar.