Cái “mảnh” đó hóa ra là bản photocopy của một mảnh. Nhưng - cho
dù đã bốn mươi năm - tôi biết cái đó là thật. Adrian viết tay một kiểu
nghiêng đặc biệt với một chữ “g” lập dị. Chẳng cần phải nói, Veronica
không gửi cho tôi trang đầu tiên, hoặc trang cuối cùng, hoặc chỉ ra cái
mảnh này ở đâu trong nhật ký. Nếu “nhật ký” vẫn là từ đúng cho một văn
bản được chia thành các đoạn có đánh số. Đây là những gì tôi đọc được:
5.4 Vấn đề tích lũy. Nếu cuộc đời là một cuộc cá cược, thì việc đặt
cược sẽ theo hình thức nào? Ở đường đua, đặt cược tích lũy là một lần đặt
cược dùng tất cả tiền thắng từ thành công của một con ngựa dồn cả vào
khoản đặt cược trong lượt tiếp theo.
5.5 Vậy, a) Đâu là phạm vi các mối quan hệ con người có thể được thể
hiện trong một công thức toán hoặc logic? Và b) Nếu như vậy, những dấu
nào có thể đặt giữa các số nguyên? Cộng và trừ, hiển nhiên-tự thân; đôi khi
nhân, và vâng, cả chia nữa. Nhưng những dấu này chỉ có hạn. Thế thì một
mối quan hệ hoàn toàn thất bại có thể được thể hiện dưới dạng mất mát/trứ
và chia/rút gọn, cho một kết quả bằng không; trong khi một mối quan hệ
hoàn toàn thành công có thể được diễn đạt bằng cả cộng và nhân. Nhưng
còn về phần lớn các mối quan hệ? Hay là chúng không muốn được trình
bày bằng các hệ thống ký hiệu về mặt logic thì không đáng tin, về mặt toán
học thì không lời giải?
5.6 Vậy ta có thể trình bày một hàm tích lũy bao gồm các số nguyên b,
a
1
, a
2
, s, v theo cách nào?
b = s – v a
1
hay là a
2
+ v + a
1
x s = b?
5.7 Hay đặt ra vấn đề này và thể hiện hàm tích lũy theo cách ấy là sai?
Liệu việc áp dụng logic vào điều kiện con người trong và của chính nó có