và toàn bộ những câu chuyện về ông ta đều là những điều thuần túy bịa đặt,
một huyền thoại tầm thường nhất.
Nên lưu ý rằng, ông Tổng biên tập là người đọc nhiều và biết cách khéo
léo viện dẫn những nhà sử học Cổ đại, chẳng hạn như Philion Aleksandreus
lừng danh hay Jozefh Phlavius
thông thái, những người không bao giờ nói
một lời nào về sự tồn tại của Giesu. Tỏ ra có một vốn kiến thức đồ sộ,
Mikhail Aleksandrovich thông báo với nhà thơ rằng cái đoạn nói về cuộc
hành hình Giesu ở quyển mười lăm, chương Bốn mươi tư trong bộ Sử biên
niên của Taxitus
chỉ là một sự chép thêm vào sau này không hơn không
kém.
Ðối với nhà thơ, tất cả những gì ông Tổng biên tập nói ra đều là mới
mẻ, vì vậy anh nghe Mikhail Aleksandrovich rất chăm chú, nhìn thẳng vào
ông bằng cặp mắt màu xanh linh hoạt, chỉ thỉnh thoảng lại nấc lên một tiếng
và khe khẽ nén giọng nguyền rủa cốc nước mơ.
“Không có một tôn giáo Phương Ðông nào lại không có chuyện nữ
đồng trinh sinh ra Chúa”, Berlioz nói. “Và cả những người Thiên Chúa giáo
cũng không thể nghĩ ra được điều gì mới hơn, cũng bằng cách đó sáng tạo ra
Giesu của mình, kẻ trong thực tế chưa bao giờ có thật trên đời. Ðó mới
chính là điều ta cần phải tập trung nhấn mạnh…”
Giọng nam cao của Berlioz vang vang khắp con đường dưới hàng cây
vắng vẻ, và Mikhail Aleksandrovich càng đi sâu vào những ngóc ngách hóc
búa “chỉ có những người thật thông tuệ mới liều mạng xông vào mà không
sợ ngã gẫy cổ”, thì nhà thơ càng được biết thêm nhiều điều thú vị và bổ ích
về Oziris
của Ai Cập, vị thần tốt bụng, con trai của Trời và Ðất; về thần
Phammuz
của người Phinikia
; về thần Mardus
; thậm chí cả về thần
Vitsliputsli
dữ tợn ít nổi tiếng hơn, từng một thời được những người Astec
ở Mehico rất sùng bái.
Và vào đúng vào lúc Mikhail Aleksandrovich đang kể cho nhà thơ nghe
những người Astec lấy bột nặn tượng thần Vitsliputsli như thế nào, thì dưới
hàng cây lipa của con đường xuất hiện một bóng người đầu tiên