“Ở đất nước chúng tôi, Chủ nghĩa Vô thần không còn làm ai ngạc nhiên
nữa”, Berlioz nói một cách lịch thiệp theo kiểu ngoại giao. “Phần lớn nhân
dân chúng tôi đã từ lâu tự giác không tin vào những câu chuyện hoang
đường và Chúa nữa rồi.”
Ðến đây người khách nước ngoài bỗng làm một trò như sau: ông ta
đứng dậy bắt chặt tay viên Tổng biên tập đang ngơ ngác, và nói:
“Xin phép được chân thành cám ơn ngài!”
“Vì sao ngài lại cám ơn anh ấy?” Bezdomnưi nhấp nháy mắt, hỏi.
“Vì ngài đây đã cung cấp một tin tức cực kỳ quan trọng, mà đối với tôi,
một người du lịch, là vô cùng thú vị”, ông khách nước ngoài kỳ quặc giơ
một ngón tay lên đầy hàm ý và giải thích.
Cái tin quan trọng đó có lẽ quả thật đã gây một ấn tượng rất mạnh đối
với vị khách du lịch, vì ông ta sợ hãi đưa mắt nhìn khắp các ngôi nhà, dường
như lo lắng sẽ phải thấy trong mỗi ô cửa sổ một người theo Chủ nghĩa Vô
thần.
“Không, ông ta không phải người Anh…” Berlioz nghĩ thầm; còn
Bezdomnưi thầm nghĩ: “Không hiểu ông ta học nói tiếng Nga ở đâu như thế,
điều này mới là thú vị!” và lại cau mặt.
“Nhưng xin phép được hỏi các ngài”, sau một lúc ngẫm nghĩ căng
thẳng, vị khách ngoại quốc lên tiếng, “thế phải làm sao đây với những bằng
cứ về sự tồn tại của Chúa, mà như chúng ta biết, có cả thảy đến năm bằng cứ
như vậy.”
“Ồ”, Berlioz đáp với vẻ thương hại, “nhưng không có một bằng cứ nào
đáng giá hết, nhân loại đã từ lâu đem chúng xếp vào viện lưu trữ rồi. Bởi vì,
chắc ngài cũng đồng ý rằng, trong lĩnh vực trí tuệ thì không thể có một bằng
cứ nào về sự tồn tại của Chúa cả.”
“Ðúng quá! “người nước ngoài kêu lên. “Ðúng quá! Ngài lặp lại hoàn
toàn ý kiến của ông già Immanuil
, người không bao giờ chịu sống yên ổn
trong vấn đề này. Nhưng thật ngộ nghĩnh: ông ta đập tan tận gốc cả năm