NGHỆ NHÂN VÀ MARGARITA - Trang 568

Bulgakov biết rằng tư tưởng đạo đức không tạo thành toàn bộ nội dung
truyền giáo của Christ, nhưng ông bị mặt này cuốn hút nhiều hơn cả, và ông
hoàn toàn có lí khi cho sự lãng quên nó sẽ là một lầm lạc đầy bi kịch của
thời đại mình.

Học thuyết về “thiện chí” như cơ sở siêu hình của tính đạo đức được

Kant xây dựng nên, Bulgakov có thể làm quen với nó qua sách của chính
Kant, hoặc qua các công trình của V.L. Soloviev(*). Bản chất của nó “ở chỗ
motip hoặc cơ sở cần đủ của các hành vi con người, ngoài những quan niệm
cụ thể và cá nhân dựa vào khả năng mong muốn thông qua cảm giác thích
hoặc không thích, có thể còn là thiện ý hợp lí tổng thể dựa trên ý chí nhận
thức dưới dạng trách nhiệm vô điều kiện hoặc mệnh lệnh nhất quyết (theo
thuật ngữ của Kant). Nói đơn giản hơn, con người có thể làm điều thiện bất
chấp và nằm ngoài những suy tính vụ lợi chỉ vì chính tư tưởng điều thiện, vì

tôn trọng nghĩa vụ hoặc quy luật đạo đức”.

227

Hành vi của Iesua, nhân phẩm

và lòng dũng cảm mà ông ứng xử trong lúc bị hỏi cung và trong cuộc hành
hình tàn khốc, chứng minh về sự cứng rắn hoàn hảo của ý chí ông trong việc
tuân thủ nghĩa vụ.

Chính là nghĩa vụ, bởi trong cuộc đời trần thế của mình, Iesua – theo

thuật ngữ đạo đức học của Kant – hành động phù hợp theo đòi hỏi của mệnh
lệnh nhất quyết, ông là người có đạo đức chứ không phải là thánh thần, bởi
ở ông không có sự trùng hợp hoàn toàn giữa trách nhiệm và sự thỏa mãn:
ông muốn được tự do, được dạo chơi ngoài thành phố với Pilat, trình bày
các ý tưởng của mình; ý nghĩ về ngọn roi làm ông kinh hoàng, còn những lời
nói của Pilat khiến ông lo lắng. Nhưng khi ở trên cột xử hình, Iesua vẫn
trung thành với nguyên tắc đạo đức tối cao, và đáp lại lời trách của tên cướp
về sự bất công, ông xin tên đao phủ “Hãy đưa nước cho ông uống” – như
vậy là bằng cuộc sống và cái chết của mình, Iesua đã mở ra chân lí cho mọi
người, khẳng định về sự tồn tại của Chúa. Chúng ta nhớ lại lời của V.
Soloviev: “Nhân cách của Con Trời, thậm chí trước khi chúng ta thừa nhận
nó là biểu hiện của lí tưởng đạo đức, cần phải được so sánh với tư tưởng của
đạo đức hoàn thiện. Chính Người nói: “Sao các ngươi lại gọi ta là lòng lành?

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.