hàng những người khao khát mua được vé phát triển” như “một con rắn “dài
ngót nghét cây số”.
Vẫn là cái khát khao cảnh tượng lạ ấy, nói rộng hơn, cái khát khao các
khoái cảm mạnh, cuốn hút mọi người suốt hai nghìn năm, buộc họ vứt bỏ cả
công việc lẫn nghỉ ngơi, vứt bỏ các buổi cầu kinh lẫn gia đình, đứng dưới cái
nắng thiêu đốt hoặc dưới trời mưa, hi sinh cả thanh danh, sức khỏe, thậm chí
cả sự sống, viết những bài thơ tồi và những bài báo vu khống… Họ như loài
thú hoặc loài chim sống ngoài trường hoạt động của mệnh lệnh nhất quyết.
Trong đám đông nổi lên những bộ mặt riêng biệt. Ðây là “tên phản bội
bẩn thỉu” Giuda – nhưng gã không có những dấu hiệu bên ngoài hoặc nội
tâm của một “kẻ độc ác”. Chính gã cũng chẳng cho mình là độc ác (và hóa
ra, “ông già Immanuel luôn lo lắng” đã sai khi ông tạo ra “chứng cớ thứ
sáu”, chứng cớ đạo đức, về sự tồn tại của Chúa). Gã yêu tiền như mọi người
yêu tiền, theo quan sát của Voland, “tất cả mọi người” “trong mọi thời”. Gã
yêu tiền cũng tự nhiên như yêu Niza, yêu với sự ngây thơ và cả tin con trẻ,
bởi tiền bạc, cũng như Niza, mang lại cho gã niềm vui sướng và hạnh phúc.
Và như một đứa trẻ (mà tính trẻ thơ của Giuda được tác giả nhấn mạnh!),
“con người rất nhân từ và ham hiểu biết” này (lời của Iesua về gã) không
thấy gì là xấu cả trong tình yêu đối với người phụ nữ có chồng, cả trong sự
phản bội một người xa lạ đối với gã. Về phần mình Niza, rõ ràng là phục vụ
cho Afrani, cũng đã vô tư phản bội Giuda, người yêu cô ta.
Và y hệt thế ở Moskva thế kỉ XX: Nicolai Ivanovich hiền lành, “người
sống ở tầng dưới”, “trông thấy Natasa” “đã sững sờ” và ngay lập tức đề nghị
trả rất nhiều tiền để cô bí mật chung sống với ông ta, nhưng sau đó lại hèn
nhát đòi giấy chứng nhận “trình công an và vợ”, để thanh minh. Và Natasa,
hoàn toàn không phải là một con người độc ác, muốn vẫn được làm phù
thủy bởi vì “ngài Giắc (xin nói thêm, đã có vợ và là người làm bạc giả) “đã
cầu hôn” và cô đã nhận của gã “những đồng xu vàng”. Nhà thơ Riukhin
không tin vào những điều anh ta viết, nhà thơ Bezdomnưi không hiểu biết về
những điều anh ta viết, Berlioz thuyết phục mọi người tin vào những điều
không phải là sự thật; giám đốc nhà hát Tạp Kỹ say rượu, lợi dụng địa vị của